[go: up one dir, main page]
More Web Proxy on the site http://driver.im/Bước tới nội dung

Pandia (vệ tinh)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Pandia
Hình ảnh của Pandia chụp bởi Kính viễn vọng Canada–Pháp–Hawaii vào ngày 28 tháng 2 năm 2003
Khám phá
Khám phá bởiScott S. Sheppard
và đồng nghiệp
Ngày phát hiện2017
Tên định danh
Tên định danh
Jupiter LXV
Phiên âm/pænˈdə/[1]
Đặt tên theo
Πανδία Pandīa
S/2017 J 4
Đặc trưng quỹ đạo[2]
11 525 000 km
Độ lệch tâm0,180
+252,1 ngày
282,4°
Độ nghiêng quỹ đạo28,15°
228,4°
238,8°
Vệ tinh củaSao Mộc
NhómNhóm Himalia
Đặc trưng vật lý
Đường kính trung bình
~3 km
23,0

Pandia /pænˈdə/, còn được biết là Jupiter LXV, ban đầu được gọi là S/2017 J 4, là một vệ tinh tự nhiên bên ngoài của Sao Mộc, đường kính là 3 km, bán kính là 1,5 km.

Khám phá

[sửa | sửa mã nguồn]
Hình ảnh của Pandia (chính giữa) chụp bởi CFHT vào ngày 28 tháng 2 năm 2003

Pandia được phát hiện bởi Scott S. Sheppard và cộng sự của anh ấy vào năm 2017, nhưng không được công bố cho đến ngày 17 tháng 7 năm 2018 thông qua Minor Planet Electronic Circular từ Minor Planet Center.[3]

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Vệ tinh được đặt tên vào năm 2019 theo tên Pandia (Πανδία Pandīa), nữ thần trăng tròn của người Hy Lạp, con gái của ZeusSelene.[4] Pandia là một trong những gợi ý phổ biến nhất trong một cuộc thi đặt tên được tổ chức bởi Viện Carnegie trên Twitter, với ý kiến đáng chú ý nhất đến từ câu lạc bộ thiên văn học của Trường Lanivet ở Cornwall, Vương quốc Anh đã được người dùng "@emmabray182" thay mặt gửi đến cuộc thi. Họ chọn Pandia vì linh vật của trường họ là một con gấu trúc và ngôi làng địa phương của họ từng cung cấp tre cho gấu trúcSở thú Luân Đôn.[5][6][7]

Nó thuộc nhóm ngoài Himalia là những cái tên kết thúc bằng a.

Quỹ đạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Nó quay quanh một trục bán chính dài khoảng 11.525.000 km với dộ nghiêng quỹ đạo khoảng 28,15°.[8]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Noah Webster (1884) A Practical Dictionary of the English Language
  2. ^ S.S. Sheppard (2019), Moons of Jupiter, Carnegie Science, on line
  3. ^ “MPEC 2018-O12: S/2017 J 4”. Minor Planet Center. International Astronomical Union. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2018.
  4. ^ https://planetarynames.wr.usgs.gov/Page/Planets
  5. ^ “Naming Contest for Newly-discovered Moons of Jupiter”. www.iau.org. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2019.
  6. ^ “Public Contest Successfully Finds Names For Jupiter's New Moons”. www.iau.org. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2019.
  7. ^ Science, Elizabeth Howell 2019-08-27T14:00:00Z. “Meet Pandia, Eirene and More! 5 Jupiter Moons Get New Names”. Space.com (bằng tiếng Anh).
  8. ^ Sheppard, Scott S. “Jupiter's Moons”. carnegiescience.edu. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2018.