[go: up one dir, main page]
More Web Proxy on the site http://driver.im/Bước tới nội dung

Nhóm Pasiphae

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Biểu đồ cho thấy những vệ tinh dị hình lớn nhất của Sao Mộc. Trong nhóm Pasiphae, bản thân Sinope và Pasiphae được gắn tên. Vị trí của một vật thể trên trục hoành thể hiện khoảng cách của nó tới Sao Mộc. Còn trục tung thể hiện độ nghiêng quỹ đạo. Độ lệch tâm quỹ đạo được thể hiện bởi các đường màu vàng cho biết khoảng cách cực đại và cực tiểu của thiên thể đó tới Sao Mộc. Vòng tròn thể hiện kích thước của các thiên thể so với nhau.

Nhóm Pasiphae là một nhóm vệ tinh dị hình chuyển động nghịch hành của Sao Mộc, và có quỹ đạo giống với quỹ đạo của vệ tinh Pasiphae và được cho rằng có cùng một nguồn gốc.

Bán trục lớn của chúng (khoảng cách từ Sao Mộc) nằm trong khoảng 22.8 đến 24.1 triệu km (cùng khoảng cách với nhóm Carme), chúng có độ nghiêng quỹ đạo trong khoảng 144,5° và 158,3°, và có độ lệch tâm quỹ đạo trong khoảng 0,25 và 0,43.

Những thành viên cốt lõi của nhóm bao gồm (từ lớn nhất tới nhỏ nhất):[1]

Hiệp hội thiên văn học quốc tế (IAU) dành những cái tên có kết thúc là -e để đặt cho tất cả các vệ tinh nghịch hành, bao gồm cả những thành viên của nhóm này.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]
Biểu đồ này so sánh các yếu tố quỹ đạo và kích cỡ tương đối của các thành viên cốt lõi của nhóm Pasiphae. Trục hoành biểu thị khoảng cách trung bình của chúng tới Sao Mộc, trục tung biểu thị độ nghiêng quỹ đạo, và các vòng tròn thể hiện kích cỡ tương đối của chúng.

Người ta cho rằng nhóm Pasiphae được hình thành khi Sao Mộc bắt giữ được một tiểu hành tinh, cái mà sau đó đã bị vỡ vụn sau một vụ va chạm. Bản thể nguyên gốc của thiên thể đó không bị vỡ ra nhiều: Bản thể ban đầu của thiên thạch này được tính toán là có đường kính 60 km, có kích cỡ khoảng bằng Pasiphae; Pasiphae giữ lại 99% khối lượng nguyên gốc. Tuy nhiên, nếu Sinope thuộc về nhóm thì tỷ lệ còn nhỏ hơn, 87%.[2]

Khác với nhóm Carme và nhóm Ananke, lý thuyết cho rằng nhóm Pasiphae được hình thành bởi một va chạm duy nhất được bác bỏ hoàn toàn bởi các cuộc nghiên cứu. Đây là bởi vì nhóm Pasiphae, trong khi bán trục lớn tương đồng, lại có độ nghiêng quỹ đạo bị phân tán rộng.[./Pasiphae_group#cite_note-3 [note 1]][note 1] Đồng thời, Sinope có lẽ không phải là một phần của những gì còn sót lại của cùng một vụ va chạm và thay vào đó bị bắt giữ độc lập.[4] Sự khác biệt trong màu sắc giữa các vật thể (xám đối với Pasiphae, đỏ nhạt đối với Callirrhoe và Megaclite) cũng gợi ra rằng nhóm có lẽ có nguồn gốc phức tạp hơn thay vì một vụ va chạm duy nhất.[4]

Biểu đồ này so sánh độ phân tán rộng của nhóm Pasiphae (màu đỏ) với nhóm thu gọn hơn là Ananke (xanh biển) và Carme (xanh lá).
  1. ^ Nesvorný 2003, xảy ra đồng thời ở nhóm Ananke và Carme, chỉ liệt kê vệ tinh Megaclite cho Pasiphae. Tuy nhiên, cộng hưởng lâu dài, được biết tới cho cả vệ tinh Pasiphae và Sinope, có thể tạo hình các quỹ đạo và đưa ra lời giải thích cho sự phân tán hậu va chạm của các yếu tố quỹ đạo.[3]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Scott S. Sheppard, David C. Jewitt, Carolyn Porco Jupiter's outer satellites and Trojans, In: Jupiter. The planet, satellites and magnetosphere. Edited by Fran Bagenal, Timothy E. Dowling, William B. McKinnon. Cambridge planetary science, Vol. 1, Cambridge, UK: Cambridge University Press, ISBN 0-521-81808-7, 2004, p. 263 - 280 Full text(pdf).
  2. ^ Sheppard, Scott S.; Jewitt, David C. (ngày 5 tháng 5 năm 2003). “An abundant population of small irregular satellites around Jupiter”. Nature. 423 (6937): 261–263. Bibcode:2003Natur.423..261S. doi:10.1038/nature01584. PMID 12748634. However, Nesvorny 2003, while concurring on the Ananke and Carme groups, lists only Megaclite for Pasiphae's group
  3. ^ David Nesvorný, Cristian Beaugé, and Luke Dones Collisional Origin of Families of Irregular Satellites, The Astronomical Journal, 127 (2004), pp. 1768–1783 Full text.
  4. ^ a b Grav, Tommy; Holman, Matthew J.; Gladman, Brett J.; Aksnes, Kaare Photometric survey of the irregular satellites, Icarus, 166,(2003), pp. 33-45. Preprint