[go: up one dir, main page]
More Web Proxy on the site http://driver.im/Bước tới nội dung

Urani(III) chloride

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Urani(III) chloride
Cấu trúc của urani(III) chloride
Danh pháp IUPACUranium(III) chloride
Tên khácUrani trichloride
Hypouranơ chloride
Nhận dạng
Số CAS10025-93-1
PubChem167444
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • Cl[U](Cl)Cl

InChI
đầy đủ
  • 1/3ClH.U/h3*1H;/q;;;+3/p-3
UNII1SW3X68G1K
Thuộc tính
Công thức phân tửUCl3
Khối lượng mol344,3861 g/mol (khan)
380,41666 g/mol (2 nước)
398,43194 g/mol (3 nước)
416,44722 g/mol (4 nước)
452,47778 g/mol (6 nước)
470,49306 g/mol (7 nước)
Bề ngoàitinh thể màu đỏ đậm (khan)[1]
tinh thể tím (4[2] và 6 nước)
tinh thể xám nhạt đến xanh dương mực (7 nước)[3]
Khối lượng riêng5,51 g/cm³ (khan)
2,91 g/cm³ (6 nước)
2,88 g/cm³ (7 nước)[1]
Điểm nóng chảy 837 °C (1.110 K; 1.539 °F)
Điểm sôi 1.657 °C (1.930 K; 3.015 °F)
Độ hòa tan trong nướctan
Độ hòa tantạo phức với amonia
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhphóng xạ
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Urani(III) chloride là một hợp chất vô cơcông thức hóa học được quy định là UCl3, có thành phần gồm nguyên tố kim loại thuộc nhóm đất là urani và nguyên tố clo. UCl3 được sử dụng chủ yếu để tái chế nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng. Urani(III) chloride được tổng hợp theo nhiều cách khác nhau từ urani(IV) chloride. Tuy nhiên, UCl3 ít ổn định hơn UCl4.

Điều chế

[sửa | sửa mã nguồn]

Có hai cách để tổng hợp urani(III) chloride. Các quy trình sau mô tả làm thế nào để sản xuất urani(III) chloride.

  • Trong một hỗn hợp NaCl–KCl ở nhiệt độ 670–710 ℃, tạo phản ứng giữa urani(IV) chloride với kim loại urani.
3UCl4 + U → 4UCl3[4]
  • Hoặc phản ứng của urani(IV) chloride trong khí hydro.
2UCl4 + H2 → 2UCl3 + 2HCl[5]

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Thuốc thử

[sửa | sửa mã nguồn]

Urani(III) chloride được sử dụng trong các phản ứng với tetrahydrofuran (THF) và natri metylcyclopentadien để chuẩn bị các phức hợp urani metallocene khác nhau.[6]

Chất xúc tác

[sửa | sửa mã nguồn]

Urani(III) chloride cũng được sử dụng làm chất xúc tác trong phản ứng giữa lithi tetrahydroaluminat(III) (LiAlH4) và olefin để tạo ra các hợp chất alkyl aluminat.[7]

Dạng Molten

[sửa | sửa mã nguồn]

Dạng urani(III) chloride nóng chảy là một hợp chất điển hình trong các quá trình hóa học nhiệt độ cao, vì nó rất quan trọng trong việc tái chế các nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng. UCl3 thường là hình thức lấy urani làm nhiên liệu đã qua sử dụng trong các quy trình điện phân.[8][9]

Hợp chất khác

[sửa | sửa mã nguồn]

UCl3 còn tạo một số hợp chất với NH3, như UCl3·NH3 là chất rắn màu xám lục, UCl3·3NH3 là chất rắn màu lục lam, UCl3·7NH3 là chất rắn màu lục nhạt[10] hay UCl3·9NH3 là tinh thể cam nâu.[11]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Handbook… (Pierre Villars, Karin Cenzual, Roman Gladyshevskii; Walter de Gruyter GmbH & Co KG, 24 thg 7, 2017 - 1970 trang), trang 65; 1058. Truy cập 6 tháng 3 năm 2021.
  2. ^ Janusz Drożdżyński – Preparation and properties of hydrated uranium trichlorides. Inorganica Chimica, 94 (1–3), tr. 58 (tháng 2 năm 1984). doi:10.1016/S0020-1693(00)94523-7.
  3. ^ The Chemistry of the Actinide and Transactinide Elements (3rd ed., Volumes 1-5) (L.R. Morss, Norman M. Edelstein, Jean Fuger; Springer Science & Business Media, 31 thg 12, 2007 - 698 trang), trang 426–427. Truy cập 6 tháng 3 năm 2021.
  4. ^ Serrano, K.; Taxil, P.; Dugne, O.; Bouvet, S.; Puech, E. J. Nucl. Mater. 2000, 282, 137–145.
  5. ^ Remsen, Ira. Inorganic Chemistry. New York: Henry Holt and Company, 1890.
  6. ^ Brenna, J.G.; Anderson, R.A.; Zalkin, A. Inorg. Chem. 1986, 25, 1756–1760.
  7. ^ Le Marechal, J.F.; Ephritikhine, M.; Folcher, G. J. Organomet. Chem. 1986, 309, C1–C3.
  8. ^ Okamoto, Y.; Madden, P.; Minato, K. J. Nucl. Mater. 2005, 344, 109–114.
  9. ^ Okamoto, Y.; Kobayashi, F.; Ogawa, T. J. Alloys Compd. 1998, 271, 355–358.
  10. ^ H. J. Berthold, H. Knecht – Ammoniakate und Ammonolyse von Urantrichlorid. ZAAC 356 (3–4): 151–162. doi:10.1002/zaac.19683560306.
  11. ^ Stefan S. Rudel, Sebastian A. Baer, Patrick Woidy, Thomas G. Müller, H.-Lars Deubner, Benjamin Scheibe, Florian Kraus – Recent advances in the chemistry of uranium halides in anhydrous ammonia. Zeitschrift für Kristallographie - Crystalline Materials, 233, 12, tr. 817–844 (ngày 14 tháng 2 năm 2018). doi:10.1515/zkri-2018-2066.