[go: up one dir, main page]
More Web Proxy on the site http://driver.im/Bước tới nội dung

Nevermind

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nevermind
Album phòng thu của Nirvana
Phát hành24 tháng 9 năm 1991
Thu âmTháng 5–6 năm 1991 tại Sound City Studios, Van Nuys và Devonshire, Bắc Hollywood, California
"Polly" thu âm tháng 4 năm 1990 tại Smart Studios, Madison, Wisconsin
Thể loạiGrunge, alternative rock
Thời lượng42:38
Hãng đĩaDGC
Sản xuất
Thứ tự album của Nirvana
Bleach
(1989)
Nevermind
(1991)
In Utero
(1993)
Đĩa đơn từ Nevermind
  1. "Smells Like Teen Spirit"
    Phát hành: 10 tháng 9 năm 1991
  2. "Come as You Are"
    Phát hành: 2 tháng 3 năm 1992
  3. "Lithium"
    Phát hành: 13 tháng 7 năm 1992
  4. "In Bloom"
    Phát hành: 30 tháng 11 năm 1992

Nevermind là album phòng thu thứ hai của ban nhạc rock người Mỹ Nirvana, phát hành vào ngày 24 tháng 9 năm 1991, là album đầu tiên mà ban nhạc thu âm bởi hãng DGC Records. Giọng ca chính Kurt Cobain muốn thực hiện một album khác với dòng nhạc rock phổ thông tại Seattle. Anh sáng tác hầu hết các ca khúc trong album này và bắt đầu thu âm cùng nhà sản xuất Butch Vig vào tháng 4 năm 1990. Sau khi bị trì hoãn, tay trống Chad Channing rời nhóm và thay thế bằng Dave Grohl. Nhóm cũng đổi sang hãng đĩa Sound City Studios[1] và quay trở lại phòng thu vào tháng 5 năm 1991 với nhiều bài hát mới, bao gồm "Smells Like Teen Spirit" và "Come as You Are".

Nevermind bất ngờ đạt thành công vào cuối 1991, vượt xa mong đợi của hãng thu và cả ban nhạc, phần lớn nhờ vào đĩa đơn đầu tiên "Smells Like Teen Spirit". Album đưa tên tuổi Nirvana ngang hàng với những cây đại thụ của làng nhạc rock, biến họ trở thành đại diện ưu tú nhất của nhạc grunge. Các đĩa đơn của album, bao gồm "Smells Like Teen Spirit", "Come as You Are", "Lithium" và "In Bloom", đều là những ca khúc bất hủ của ban nhạc này. Tháng 1 năm 1992, Nevermind trở thành album đứng đầu bảng xếp hạng của Billboard.

Với khoảng 30 triệu đĩa đã bán, đây là một trong những album bán chạy nhất lịch sử[2][3] và là một trong những album nhạc rock được biết tới nhiều nhất và có ảnh hưởng lớn nhất. Nevermind trở nên nổi tiếng trong cộng đồng nhạc grunge tại Seattle, đưa hình ảnh của alternative rock trở nên phổ biến khi tạo nên một thị trường và văn hóa chung. Năm 2004, tạp chí Rolling Stone xếp Nevermind ở vị trí số 17 trong danh sách "500 album vĩ đại nhất mọi thời đại"[4] và đến năm 2005, album được đưa vào trong danh sách thu âm quốc gia của Thư viện Quốc hội Mỹ.

Hoàn cảnh ra đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Kurt CobainKrist Novoselic thành lập nên ban nhạc Nirvana tại Aberdeen, Washington và họ ký hợp đồng thu âm tự do với một hãng đĩa nhỏ có tên Sub Pop. Album đầu tay của họ Bleach được ra mắt vào năm 1989 với Chad Channing chơi trống. Tuy nhiên, Channing rời nhóm vào năm 1990, khiến ban nhạc tạm ngưng hoạt động cho tới lúc nhóm tìm được tay trống mới. Trong một lần Nirvana cộng tác với nhóm Scream, tay trống của nhóm này là Dave Grohl đã bị ấn tượng mạnh bởi Cobain và Novoselic. Khi Scream tan rã không lâu sau, Grohl đã nói chuyện với Novoselic, chuyển tới Seattle rồi đề nghị xin gia nhập nhóm. Novoselic cảm thấy rất vui vì sự tham gia của Grohl và gọi mọi thứ "như đã tìm thấy đúng chỗ".[5]

Cobain tiếp tục là người sáng tác chính cho nhóm. Anh tham khảo phong cách từ R.E.M., The Smithereens và cả Pixies. Cảm thấy không hài lòng với thứ rock phổ thông tại Seattle mà Sub Pop cũng đang cố định hình cho họ, Cobain – lấy cảm hứng từ thói quen nghe nhạc của mình – đã quyết định viết những ca khúc giàu tính giai điệu hơn. Ca khúc bước ngoặt trong việc thực hiện album chính là "Sliver" mà Sub Pop phát hành trước ghi Grohl tới nhóm, được Cobain miêu tả như "một lời tuyên bố theo cách nào đó. Tôi viết một ca khúc pop và cho phát hành nó dưới dạng đĩa đơn chỉ để thông báo cho mọi người về những sản phẩm tiếp theo. Tôi thích viết kiểu như vậy."[6] Grohl cũng cho rằng vào thời điểm đó, ban nhạc vẫn thường xuyên tìm những điểm tương đồng giữa âm nhạc của họ với âm nhạc dành cho thiếu nhi khi cố gắng viết những ca khúc đơn giản nhất có thể.[5]

Tới đầu những năm 1990, Sub Pop bắt đầu vướng phải những khó khăn tài chính. Khi có những lời đồn rằng Sub Pop sắp buộc phải nhượng quyền để được bảo trợ bởi một hãng đĩa lớn hơn, Nirvana quyết định cắt hợp đồng để "chia tay với bên trung gian" và đi tìm hãng đĩa mới.[5] Vài hãng đĩa đã tới chào mời nhóm, song ban nhạc cuối cùng ký hợp đồng với Geffen Records thuộc DGC Records theo lời đề nghị của công ty quản lý Gold Mountain vì Geffen cũng là hãng đĩa của ban nhạc thần tượng của họ – Sonic YouthKim Gordon.[7]

Thu âm và sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]
Butch Vig trở thành nhà sản xuất album sau lời đề nghị từ Sub Pop

Đầu năm 1990, Nirvana lên kế hoạch thực hiện album thứ hai của họ với tên Sheep. Lần này, quản lý của Sub Pop là Bruce Pavitt đã gợi ý Butch Vig trở thành nhà sản xuất cho album. Nirvana vốn rất thích thú với những dự án của Vig cho nhóm Killdozer nên đã chủ động liên hệ: "Chúng tôi muốn có những âm thanh cũng mạnh mẽ như vậy."[8] Đến tháng 4, cả nhóm bay tới phòng thu Smart Studios của Vig ở Madison, Wisconsin để bắt đầu công việc. Hầu hết những phần hòa âm cơ bản của các ca khúc đều được thực hiện trong thời gian này, song Cobain vẫn có nhiều khó khăn trong việc chọn ca từ, còn bản thân ban nhạc cũng chưa chắc chắn sẽ chọn ca khúc nào để thu âm.[9] Tuy nhiên, đã có tám ca khúc được thu tại đây, bao gồm "Imodium" (sau này được đổi tên thành "Breed"), "Dive" (sau này được cho vào mặt B của đĩa đơn "Sliver"), "In Bloom", "Pay to Play" (sau đó được đổi tên thành "Stay Away" với phần lời mới hoàn toàn), "Sappy", "Lithium", "Here She Comes Now" (sau này được cho vào album tri ân Velvet Underground Tribute Album: Heaven and Hell Volume 1) và "Polly".[10] Nhóm cũng muốn thu thêm vài bài nữa, nhưng vì giọng của Cobain đã bị biến dạng sau khi thu "Lithium" nên buộc tất cả phải dừng công việc lại. Vig đề nghị nhóm hãy quay lại nếu tiếp tục thu âm các ca khúc, song ông không được nghe câu trả lời nào.[5] Thực tế, ban nhạc đã lấy những buổi thu tại đây làm demo để đi tìm hãng đĩa mới. Chỉ vài tháng sau, các bản demo này đã được chuyển qua lại giữa nhiều hãng đĩa, tạo nên vài lời xì xào về ban nhạc.[11]

Sau khi ký hợp đồng với DGC, hàng loạt nhà sản xuất được hãng giới thiệu, có thể kể tới Scott Litt, David BriggsDon Dixon, song Nirvana lại đề nghị Butch Vig.[12] Novoselic nói vào năm 2001, rằng ban nhạc đã phát bực với hãng đĩa về việc thu âm và các nhà sản xuất đã nói rằng thực ra DGC muốn có vài phần trăm từ việc thực hiện album này. Cuối cùng, họ đã cộng tác với Vig, người mà họ cảm thấy thoải mái nhất.[13] Với tổng số tiền sản xuất là khoảng 65.000$, Nirvana đã thu âm Nirvana tại phòng thu Sound City Studios tại Van Nuys, California trong tháng 5-6 năm 1991.[14] Họ ban đầu dự định thực hiện album từ tháng 3, song cuối cùng đã bị đình trệ vì nhóm khi đó chưa có hứng để bắt đầu việc thu âm. Để có tiền bay tới Los Angeles, ban nhạc đã phải làm một buổi diễn nhỏ mà tại đây họ đã trình bày "Smells Like Teen Spirit" lần đầu tiên.[5] Nirvana sau đó đã mang tới cho Vig tất cả các bản thu từ trước cũng như tại Smart Studios, ngoài ra còn có vài ca khúc mới như "Smells Like Teen Spirit" và "Come as You Are".[15]

Khi cả nhóm tới California, Nirvana đã tận dụng vài ngày tiền-sản-xuất khi họ cùng Vig tiến hành sửa sang lại các bản hòa âm.[16] Chỉ có duy nhất một ca khúc được giữ nguyên từ thời kỳ Smart Studios là "Polly", trong đó có cả tiếng chũm chọe đánh lỗi bởi Chad Channing. Khi tất cả quá trình hoàn thiện, ban nhạc trở lại với lịch làm việc 10 tiếng/ngày. Mỗi ca khúc được họ thu hai hoặc ba bản với các nhạc cụ khác nhau và nếu bản thu không làm họ hài lòng ở bất kể điểm nào, họ liền tiến tới việc thực hiện một điều gì mới.[17] Họ cũng thử chơi các ca khúc vô số lần trước khi thu, dẫn tới việc xuất hiện rất nhiều bản nháp.[13] Novoselic và Grohl thì sớm hoàn thiện phần chơi bass và trống, song Cobain phải phụ trách lượng công việc lớn hơn với guitar, ghi đè, hát và đặc biệt là viết lời (đôi khi chỉ được hoàn thành vài phút trước khi bắt đầu thu âm chính thức).[18] Thường thì phần thu của Cobain nằm rải rác ở nhiều băng thâu và được Vig trộn lại bằng kỹ thuật ghi đè.[17] Vig cũng nói rằng chính ông đã gợi ý Cobain sử dụng kỹ thuật ghi đè này sau khi thấy anh thu rất nhiều bản. Đặc biệt, ông đã thuyết phục được Cobain ghi đè với "In Bloom" sau khi nói "John Lennon cũng đã làm như vậy đấy."[5] Sau khi tất cả mọi việc đã tương đối, Vig nhớ lại rằng Cobain trở nên ủ rũ và khá khó gần: "Cậu ấy đã rất tuyệt vời sau hàng giờ, rồi đột nhiên cậu ta ngồi một góc và không nói gì suốt hàng giờ."[8]

Sau khi quá trình thu âm kết thúc, Vig và ban nhạc bắt đầu quá trình trộn âm. Tuy nhiên, chỉ sau vài ngày, họ đã nhanh chóng cảm thấy không hài lòng về chất lượng trộn âm. Vì thế họ đã yêu cầu có thêm vài chuyên gia tới hỗ trợ, và Geffen Records đã nhờ tới DGC nhằm đưa ra những lựa chọn cần thiết. Danh sách của DGC có nhiều cái tên quen thuộc, như Scott Litt (phụ trách của R.E.M.) hay Ed Stasium (phụ trách của The Smithereens). Tuy nhiên, Cobain lại cảm thấy không hứng thú do anh không muốn sản phẩm của mình lại giống với những nhóm nhạc trên. Cuối cùng, họ chọn Andy Wallace (người từng sản xuất album nổi tiếng Seasons in the Abyss của Slayer) – vốn chỉ là cái tên cuối cùng của danh sách.[19] Novoselic nhớ lại: "Chúng tôi đã nói "Đây rồi!" vì các bản thu của Slayer nghe rất mạnh mẽ."[20] Wallace liền mang các ca khúc cùng với rất nhiều máy trộn âm, nhấn mạnh vào tiếng trống và đặt chỉ tiêu mỗi ngày hoàn thiện một bài.[21] Cả Vig lẫn Wallace đều công nhận rằng ban nhạc đã rất thích phần trộn âm này.[22] Tuy nhiên, ngay sau khi album được phát hành, các thành viên của Nirvana đều tỏ thái độ không hài lòng với phần âm thanh có được từ Nevermind. Trong cuốn Come as You Are, Cobain bộc bạch: "Cứ nhìn lại quá trình thực hiện Nevermind là tôi lại cảm thấy phiền lòng. Nó cứ như kiểu một sản phẩm của Mötley Crüe được trình bày theo kiểu punk rock."[21]

Nevermind được chỉnh âm toàn bộ vào lúc chiều tối ngày 2 tháng 8 tại The Mastering Lab ở Hollywood, California. Howie Weinberg bắt đầu công đoạn một mình này khi toàn bộ nhân viên của phòng thu đều không thể thu xếp vào khoảng thời gian này; khi Nirvana, Andy Wallace và Gary Gersh tới, Weinberg đã hoàn chỉnh hầu hết cả album.[23] Một trong những ca khúc được chỉnh âm vào lúc đó chính là ca khúc ẩn "Endless, Nameless" đã được chèn vào phía cuối của "Something in the Way" vì một sai sót của Weinberg. Ông nhớ lại: "Ban đầu, như kiểu ai đó đã từng nói rằng nên đưa ca khúc đấy vào sau ca khúc cuối cùng của album. Có thể tôi đã nghe nhầm hướng dẫn, nên bạn có thể quy đó là lỗi của tôi. Có thể tôi đã quên không viết điều đó ra giấy khi Nirvana và hãng đĩa giải thích. Vậy nên nó không tồn tại trong khoảng 12.000 sản phẩm đầu tiên cho CD, album hay băng cassette." Khi ban nhạc phát hiện ra ca khúc này tồn tại trong album, Cobain đã yêu cầu cá nhân Weinberg phải trực tiếp sửa chữa lỗi này.[24] Weinberg liền thay thế bằng cách đè 10 phút lặng sau "Something in the Way", rồi sau đó cho phát ca khúc ẩn này trong các ấn bản sau đó của album.[25]

Âm nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Cobain – người viết nhạc chính của Nirvana – đã lựa chọn việc sử dụng nhiều hợp âm power chord và chú trọng việc sáng tác các ca khúc thiên về pop song theo kèm những đoạn gằn guitar. Quan điểm của anh về Nevermind là việc tạo ra âm thanh "như The KnackThe Bay City Rollers bị bắt chước bởi Black FlagBlack Sabbath."[26] Rất nhiều ca khúc của album bao gồm nhiều đoạn chuyên hợp âm dữ dội khi ban nhạc quyết định chuyển từ đoạn nhạc nhẹ nhàng sang đoạn ồn ào hơn. Dave Grohl nhớ lại rằng cách xử lý này tới từ quá trình bốn tháng thu âm album, khi ban nhạc có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng các đoạn chuyển hợp âm trong quá trình thu jam.[27]

Tạp chí Guitar World viết: "Âm thanh guitar của Cobain trong Nevermind đã định hình nhạc rock thập niên 90." Trong album này, Cobain sử dụng chủ yếu chiếc Fender Mustang của những năm 1960, chiếc Fender Jaguar nhãn DiMarzio, cùng vài chiếc Fender Stratocasters có lắp humbucker. Anh cũng thường dùng các đoạn chỉnh méo âm cùng âm vọng bằng pedal, rồi cả hiệu ứng "nước" trong "Come as You Are" hay trong đoạn mở đầu của "Smells Like Teen Spirit".[28] Krist Novoselic thì thường hạ cây bass của mình xuống một cung rưỡi xuống âm Rê để "có được âm chuẩn".[gc 1][13]

Grohl nhớ lại Cobain từng nói với anh: "Âm nhạc đi trước, ca từ theo sau," và Grohl tin rằng Cobain luôn tập trung tất cả cho giai điệu các ca khúc của mình;[5] lần này, Cobain cũng đã hoàn thành rất tốt công việc viết lời cho Nevermind. Thậm chí quan điểm của Cobain qua album này còn có nhiều lúc khó hiểu. Vig cho rằng rõ ràng khả năng của Cobain vào lúc này chưa tới đỉnh của mình. Ông bình luận: "Cho dù bạn không thể hiểu hết những gì anh ấy hát thì bạn cũng thấy nó đã rất căng rồi!"[5] Cobain sau đó đã cảm thấy bực dọc khi nhiều nhà báo cố giải mã cách hát và nghĩa của những phần ca từ anh viết. Anh từng viết: "Chuyện quái gì mà các nhà báo cứ cố tìm hiểu với một tư tưởng Freud hạng hai để đánh giá ca từ của tôi, khi mà 90% những gì họ hiểu đều sai be bét?"[29]

Charles R. Cross viết trong cuốn tiểu sử về Cobain, Heavier than Heaven (2001), rằng hầu hết những gì Cobain viết trong Nevermind đều lấy cảm hứng từ những trục trặc tình cảm với Tobi Vail. Sau khi mối quan hệ kết thúc, Cobain bắt đầu viết và vẽ theo chiều hướng bạo lực, trong đó phần nhiều là những căm hờn chính anh và mọi người. Các ca khúc được viết dù ít mang tính bạo lực hơn, nhưng vẫn mang nhiều sự khác biệt so với những sản phẩm đầu tay của anh vốn không tồn tại sự giận dữ. Cross viết: "Khoảng bốn tháng sau khi chia tay, Kurt đã viết tới nửa tá ca khúc và hầu hết đều bất hủ. Tất cả đều để nói về Tobi Vail." "Drain You" được bắt đầu bởi câu hát "One baby to another said 'I'm lucky to have met you'" vốn là lời Vail từng nói với anh, còn câu hát "It is now my duty to completely drain you" nhằm miêu tả vai trò của Vail trong mối quan hệ tình cảm với Cobain. Theo Novoselic, ""Lounge Act" là để nói về Tobi", và câu hát "I'll arrest myself, I'll wear a shield" nhằm miêu tả việc Cobain xăm hình logo của hãng K Records lên cánh tay để gây ấn tượng với Vail[gc 2]. Cho dù ca khúc "Lithium" được sáng tác trước khi Cobain gặp Vail, phần ca từ đã được thay đổi vì cô.[30] Cobain cũng từng nói với tạp chí Musician rằng "một trong những kinh nghiệm cá nhân của tôi, như việc chia tay bạn gái và có những mối quan hệ tồi tệ, khiến cho ta thấy nhân vật trong các ca khúc thực sự cô đơn và mệt mỏi."[31]

Thiết kế

[sửa | sửa mã nguồn]

Album ban đầu định mang tên Sheep và được Cobain thiết kế theo kiểu châm biếm nhằm tới những người có ý định mua đĩa của nhóm. Anh thậm chí đã viết cả một lời tựa cho album Sheep này: "Bởi vì chỉ mình bạn không muốn; bởi vì mọi người khác thì có."[32] Novoselic nhớ lại rằng ban nhạc đi tới ý tưởng này khi họ có ý nhạo báng thái độ của công chúng với Chiến tranh vùng Vịnh.[13] Sau khi quá trình thu âm hoàn tất, Cobain cảm thấy mệt mỏi về nhan đề album và đề nghị với Novoselic về cái tên Nevermind. Cobain cảm thấy khá thích thú về cái tên này vì nó có cảm hứng nhiều từ cuộc sống của riêng anh, và thực tế nó bị viết sai về mặt ngữ pháp.[gc 3][33]

Phần bìa của album là hình chụp một cậu nhóc trần truồng trong bể bơi, cố với về phía đồng tiền được móc vào lưỡi câu trước mặt. Theo Cobain, anh có ý tưởng này sau khi xem một chương trình truyền hình về một ca sinh dưới nước cùng Grohl. Anh đã đề nghị điều này với nhà sản xuất của Geffen là Robert Fisher. Fisher muốn thiết kế một buổi chụp ca sinh dưới nước thật, song nó quá tốn kém với kinh phí của hãng đĩa. Hơn nữa, những chịu trách nhiệm về đứa trẻ đã chấp nhận khoản tiền 7.500$/năm cho việc sử dụng bức hình, vậy nên Fisher đồng tình chuyển phương án sang việc gửi thợ chụp tới bể bơi để chụp hình cậu nhóc. Năm tấm hình đã được thực hiện với cậu nhóc ba tháng tuổi Spencer Elden, con trai người bạn của người thợ chụp hình. Tuy nhiên, có vấn đề khá nhạy cảm đó là dương vật của cậu nhóc lại rất dễ thấy trong bức hình. Geffen liền chỉnh sửa để có một bức hình không có hình ảnh nhạy cảm này, song họ lại sợ rằng điều đó dễ gây phản cảm cho người xem. Cuối cùng, họ đã chấp thuận khi Cobain đưa ra thỏa thuận sẽ có một miếng dán nhỏ che đi phần hình nhạy cảm đó. Anh nói: "Nếu bạn vẫn còn phản đối về chuyện này, chứng tỏ bạn là một kẻ ấu dâm."[34]

Mặt bìa sau là bức hình một chú khỉ bằng nhựa được đặt trước một phông nền cắt dán được thiết kế bởi Cobain. Phần hình này có cả một chút quảng cáo cho một sản phẩm thịt bò, và lấy cảm hứng từ câu chuyện Inferno của Dante Alighieri và vài bức chỉnh sửa hình âm đạo phụ nữ mà Cobain có được từ một bệnh viện tư nhân. Cobain bổ sung: "Nếu bạn thử nhìn kỹ hơn, thực ra đó là bức hình của Kiss được đặt trên một miếng thịt bò."[35] Phần phụ chú cho album có ghi không đầy đủ phần lời các ca khúc, thay vào đó là các phần lời ngẫu nhiên cùng nhiều phần lời không được sử dụng mà Cobain từng sáng tác cho các bài thơ của mình.[36]

Phát hành

[sửa | sửa mã nguồn]

Nevermind được phát hành vào ngày 24 tháng 9 năm 1991. Các cửa hàng băng đĩa tại Mỹ nhận được 46.251 đĩa trong đợt phát hành đầu tiên,[37] trong khi 35.000 đĩa được chuyển tới Anh – nơi mà trước đó album Bleach đã có được thành công đáng kể.[38] Đĩa đơn đầu tay "Smells Like Teen Spirit" được ra mắt ngày 10 tháng 9 với mục đích xây dựng phần nền alternative rock tới người hâm mộ, trong khi đĩa đơn tiếp theo "Come as You Are" là một sản phẩm tiếp theo đảm bảo nhận được nhiều sự chú ý.[39] Ban nhạc cũng tổ chức một tour diễn ngắn trong 4 ngày tại Mỹ để quảng bá album. Geffen Records hi vọng rằng Nevermind sẽ bán được khoảng 250.000 bản, tương đương với lượng đĩa bán được bởi album đầu tay Goo của Sonic Youth.[40] Điều họ mong đợi nhất chính là nếu tất cả làm việc hết sức, album có thể có được chứng chỉ Vàng vào tháng 9 năm 1992.[41]

Album xuất hiện tại Billboard 200 ở vị trí 144.[42] Geffen dành 1 nửa số lượng đĩa phát hành cho thị trường Tây Bắc nước Mỹ, nơi mà lượng tiêu thụ là rất lớn và album trở nên hết hàng từ rất sớm. Họ đành phải cho sản xuất thêm các album khác của nhóm nhầm đảm bảo lượng yêu cầu tại đây.[43] Nevermind bán khá chạy, song mọi việc chỉ thực sự khác biệt khi đĩa đơn "Smells Like Teen Spirit" trở nên ngày một nổi tiếng. Video của ca khúc được công chiếu lần đầu trên kênh MTV qua chương trình 120 Minutes, nhưng vốn dĩ ca khúc đã được biết tới rất nhiều ngay từ trước chương trình đó.[44] Chẳng bao lâu sau, đĩa đơn đã có được chứng chỉ Vàng, song ban nhạc lại không bận tâm tới điều đó. Novoselic nhớ lại: "À phải chúng tôi cũng vui chứ. Thật sự nghe nó rất hay. Thậm chí khá trang nhã. Nhưng tôi chưa bao giờ có chút thích thú về mấy cái danh hiệu đó. Nó nghe rất hay, tôi chỉ nghĩ vậy thôi."[45]

Khi ban nhạc bắt đầu tour diễn vòng quanh châu Âu vào tháng 11 năm 1991, và Nevermind bắt đầu xuất hiện lần đầu tiên trong Billboard 40 với vị trí 35. Khi đó, "Smells Like Teen Spirit" đã trở thành bản hit kinh điển và album được bán rất chạy, cho dù Geffen không thực hiện một chiến dịch quảnh bá rầm rộ tương xứng với lượng đĩa tiêu thụ. Giám đốc Ed Rosenblat của hãng từng trả lời phỏng vấn với tờ The New York Times: "Chúng tôi chẳng làm điều gì cả. Nó chỉ là một bản thu "làm cho xong"[gc 4] như bao bản thu khác."[46] Khi Nirvana đi diễn vòng quanh châu Âu vào cuối năm 1991, họ nhận ra rằng buổi diễn đã bị cháy vé, truyền hình đã quay trực tiếp cả chương trình của họ, còn "Smells Like Teen Spirit" thì xuất hiện khắp nơi cả trên đài phát thanh lẫn vô tuyến.[47]

Nevermind trở thành album quán quân đầu tiên của Nirvana vào ngày 11 tháng 1 năm 1992 sau khi thay thế Michael Jackson tại Billboard 200. Vào lúc đó, album bán được khoảng 300.000 bản.[48] "Come as You Are" được phát hành dưới dạng đĩa đơn vào tháng 3 năm 1992 và cũng trở thành bản hit toàn cầu, đạt vị trí số 9 tại UK Singles Chart và 32 tại Billboard Hot 100.[49] 2 đĩa đơn tiếp theo là "Lithium" và "In Bloom" lần lượt có được vị trí số 11 và 28 tại bảng xếp hạng UK Singles Chart.[50]

Album sau đó có được chứng chỉ Vàng và Bạch kim từ RIAA vào tháng 11 năm 1991, Kim cương vào tháng 3 năm 1999.[51] Tại Canada, album cũng có được chứng chỉ Kim cương (tương đương với 1 triệu đĩa bán) bởi CRIA vào tháng 3 năm 2001.[52] Nevermind cũng có 2 lần chứng chỉ Bạch kim tại Anh. Năm 1996, Mobile Fidelity Sound Lab cho phát hành album này dưới dạng đĩa than như một phần cho serie ANADISQ 200, cùng với đó là 1 CD khảm 24 carat vàng. Bản CD cũng có ca khúc "Endless, Nameless". Bản LP thì nhanh chóng được bán hết vì số lượng rất hạn chế, trong khi bản CD vẫn còn bày bán sau nhiều năm.[53] Năm 2009, Original Recordings Group cũng cho phát hành Nevermind với đĩa than tráng xanh 180g ấn bản hạn chế, theo kèm là một đĩa than đen 180g chỉnh âm bởi Bernie Grundman từ những phần băng gốc đầu tiên. Sản phẩm được đánh giá rất cao về chất lượng âm thanh.[54] Tính tới năm 2008, album đã bán được tổng cộng hơn 30 triệu bản.[2][55]

Ấn bản 2001 và ấn bản Deluxe

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 12 năm 2001, nhân kỷ niệm 20 năm phát hành album, Universal Music Enterprises cho ra mắt ấn bản 2-CD Deluxe và 4-CD/1-DVD Super Deluxe của Nevermind.[56] CD thứ nhất của cả hai ấn bản là album gốc với phần thu tại phòng thu cũng như trực tiếp ở mặt B. CD thứ 2 bao gồm những bản thu nháp đầu tiên, trong đó có cả những ca khúc sau này nằm trong album, các buổi thu tại Smart Studios và một vài bản thu của nhóm với máy thu âm cầm tay. CD thứ 2 này cũng có cả hai ca khúc được thu tại phòng thu của BBC. Đĩa thứ 3 còn có tên Super Deluxe bao gồm những bản mix bởi Butch Vig, ghi đè kiểu "Devonshire Mixes" cho tất cả các ca khúc trừ "Polly" và "Endless, Nameless". Đĩa thứ 4 trong ấn bản Super Deluxe là CD và DVD Live at the Paramount.

Đón nhận của công chúng

[sửa | sửa mã nguồn]
Đánh giá chuyên môn
Điểm trung bình
NguồnĐánh giá
Metacritic89/100[57]
Nguồn đánh giá
NguồnĐánh giá
AllMusic[58]
Blender[59]
Chicago Tribune[60]
Christgau's Consumer GuideA[61]
Entertainment WeeklyA−[62]
Los Angeles Times[63]
NME9/10[64]
Rolling Stone[65]
The Rolling Stone Album Guide[66]
Select4/5[67]

Việc quảng bá Nevermind của Geffen không được thực hiện tốt như những hãng đĩa lớn khác. Họ tập trung chủ yếu vào những đơn vị phát hành lâu năm cũng như hướng tới những tạp chí lớn thuộc khu vực Seattle. Một trong những đánh giá tích cực bất ngờ nhất là những nhận xét cho rằng hãng đĩa đã chuẩn bị khâu phát hành vô cùng kỹ càng.[38]

Ban đầu, Nevermind không có được nhiều chú ý, và khá nhiều cửa hàng từ chối bán đĩa. Sau nhiều tháng và đặc biệt sau khi "Smells Like Teen Spirit" xuất hiện nhiều hơn trên đài phát thanh, việc "chạy đua" phát hành album đột phá này bắt đầu. Tuy nhiên, những chú ý dồn vào Coban thậm chí còn lớn hơn cả với album. Hầu hết những đánh giá vào thời điểm này là khá tích cực.[68] Karen Schoemer của tờ The New York Times viết: "Với Nevermind, Nirvana đã có những thành công rõ rệt. Nó chứa đựng nội dung hấp dẫn, cảm xúc đa dạng, nhiều đoạn hòa âm và cả những từ ngữ sáng tạo nhằm lấp đầy hàng giờ thưởng thức." Schoemer kết luận "Nevermind thực sự tinh tế và được sản xuất tốt hơn những gì mà mấy ban nhạc ngang hàng như Dinosaur Jr. hay Mudhoney từng thực hiện."[69] Entertainment Weekly dành cho album điểm A- và cây viết David Browne cho rằng với Nevermind, Nirvana đã chứng minh rằng họ "chưa bao giờ thỏa mãn" với việc có một thứ âm thanh "bình thường" khi so sánh với những ban nhạc đương thời khác.[62] Để kết thúc bài nhận xét của mình trên tờ Melody Maker, Everett True viết "Khi Nirvana cho ra mắt Bleach vài năm trước, những người lạc quan trong số chúng ta đã mường tượng ra rằng họ có tiềm năng tạo nên một album có khả năng làm lu mờ tất cả những sản phẩm khác. Cảm ơn Chúa rằng chúng ta đã đúng." Tạp chí Spin dành cho album đánh giá "tích cực" khi nhấn mạnh "bạn có thể hát nhẩm theo tất cả các ca khúc này cho tới cuối đời – hoặc chí ít là cho tới khi băng hay CD của bạn bị hỏng".[70] Tờ Select cũng tặng album 4/5 sao tối đa, so sánh ban nhạc với những nghệ sĩ như Jane's Addiction, Sonic YouthPixies, kết luận album "đã chứng minh rằng Nirvana thuộc về một đẳng cấp cao".[71]

Nhiều đánh giá thì không hoàn toàn tích cực. Tạp chí Rolling Stone chỉ cho album 4/5 sao.[72] Cây bút Ira Robbins viết: "Nếu Nirvana không thể tìm tới một điều gì đó mới thì Nevermind không có nhiều ca khúc, hình tượng và quan điểm đặc sắc hơn một sản phẩm tổng hợp lại những ca khúc hit được ưa chuộng qua đài phát thanh của các trường trung học."[65] The Boston Globe tỏ ra không có nhiều hứng thú với album, nhà phê bình Steve Morse viết "Nhìn chung, Nevermind được tạo nên từ thứ punk-pop mà chúng ta vẫn thấy từ Iggy Pop cho tới Red Hot Chili Peppers", và cho rằng "ban nhạc chỉ có một chút thậm chí không có gì để diễn đạt, chủ yếu dựa vào những cảm xúc lan man của ca sĩ - người viết lời Kurt Cobain."[72]

Nevermind được bình chọn là album của năm bởi mục Pazz & Job của tuần báo The Village Voice, ngoài ra "Smells Like Teen Spirit" cũng đứng đầu trong danh sách đĩa đơn và video của năm.[73] Nevermind còn đứng đầu tại nhiều bảng xếp hạng khác, và nhà phê bình Robert Christgau đã nhận xét trong bài viết của mình về album: "Với một thứ pop khiêm nhường bất ngờ nhất, họ đã có được thành công khiêm nhường nhất giống như De La Soul vào năm 1990. Hơn nữa, những chứng chỉ Bạch kim liên tiếp đã minh chứng một cách đầy đủ đánh giá của công chúng về thứ nhạc indie từ nước Mỹ – âm thanh, nhịp điệu và quan điểm – mà tới một nửa độc giả [của mục Pazz & Jop] đã đồng tình."[74]

Novoselic trình diễn nhân dịp kỷ niệm 20 năm phát hành album

Nevermind trở nên vô cùng nổi tiếng trong cộng đồng nhạc grunge tại Seattle, tuy nhiên nó cũng đưa hình ảnh của alternative rock trở nên phổ biến khi tạo nên một thị trường và văn hóa chung.[75] Thành công của Nevermind gây bất ngờ cho chính bản thân Nirvana vào lúc đó, những người vốn chưa thực sự được biết tới nhiều so với bản thân album này. Guy Picciotto của nhóm Fugazi bình luận: "Nó như kiểu biến album của chúng tôi như một bãi tiểu bậy giữa khu rừng lớn nếu so sánh với tầm vóc của nó vậy. Nó khiến chúng tôi như kiểu chỉ chơi ukulele nếu nhìn vào sự tác động khác biệt mà họ đã tạo nên."[76] Năm 1992, Jon Pareles của tờ The New York Times đã nói về những ảnh hưởng sau khi album được phát hành: "Đột nhiên, chẳng ai còn muốn đặt cược nữa. Chưa có một ai từng có những ca khúc của khoảng chục, có lẽ là hàng trăm, ban nhạc bừa bãi, nghịch ngợm và lếch thếch ấy – những người có thể sẽ bán được cả triệu đĩa ngoài kia."[77] Những nhà sản xuất thu âm bắt đầu có được những bước tiến và cả hợp đồng thu âm với các nhóm nhạc, và những chiến dịch cũ dành cho các ban alternative rock đã được thay thế bằng các phương pháp nhằm có được sự nổi tiếng một cách nhanh nhất.[78]

Michael Azerrad trong cuốn tiểu sử Come as You Are: The Story of Nirvana (1993) về ban nhạc đã cho rằng Nevermind đã đánh dấu bước ngoặt thế hệ thời đại kết thúc thời kỳ bùng nổ âm nhạc rock and roll từ những năm 50 và cả thời kỳ thống trị của thế hệ baby boom đối với âm nhạc. Ông viết: "Nevermind xuất hiện thực sự đúng lúc. Đây là thứ âm nhạc được tạo ra bởi, dành cho, và nói về một thế hệ trẻ mới – những người quá bị giám sát, bị lãng quên hoặc quá được chiều chuộng."[79] Tạp chí Rolling Stone bình luận trong đoạn giới thiệu khi Nevermind ở vị trí số 17 trong danh sách "500 album vĩ đại nhất": "Chưa từng có một album nào có thể tạo ảnh hưởng lên cả thế hệ – cả một thế hệ trẻ tuổi bỗng đột ngột chuyển sang punk – như một hiệu ứng thảm họa bởi những người tạo ra nó."[80][81]

Nevermind tiếp tục nhận được nhiều đánh giá tích cực sau khi phát hành. Rolling Stone đánh giá đây là album hay nhất của thập kỷ 1990, gọi đây "album đã cho phép nói rằng thập niên 90 không phải là vứt đi".[82] Cây viết Josh Tyrangiel của tạp chí Time gọi đây là "album mượt mà nhất thập kỷ" trong danh sách "100 album vĩ đại nhất" của họ.[83] Pitchfork Media xếp album ở hạng 6 trong danh sách album của thập kỷ với lời chú thích "bất kể ai đã từng ghét album này thì giờ phải cố tỏ ra là mình hay, và buộc phải cố gắng hơn nữa."[84] Năm 2006, độc giả tờ Guitar World xếp album ở vị trí số 8 trong danh sách "100 album guitar hay nhất".[85] Entertainment Weekly cũng xếp Nevermind ở vị trí số 10 trong danh sách album vĩ đại nhất của họ vào năm 2013[86] Năm 2005, album được Thư viện Quốc hội Mỹ cho vào trong danh sách thu âm quốc gia trong vai trò tuyển tập những âm thanh "quan trọng về mặt văn hóa, lịch sử và thẩm mỹ" của thế kỷ 20.[87]

Danh sách bài hát

[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả các bài hát đều được viết và biên soạn bởi Kurt Cobain, các sáng tác khác được ghi chú bên.

STTNhan đềThời lượng
1."Smells Like Teen Spirit (Cobain, Dave Grohl, Krist Novoselic)"5:01
2."In Bloom"4:14
3."Come as You Are"3:39
4."Breed"3:03
5."Lithium"4:17
6."Polly"2:57
7."Territorial Pissings (Cobain, Chet Powers)"2:22
8."Drain You"3:43
9."Lounge Act"2:36
10."Stay Away"3:32
11."On a Plain"3:16
12."Something in the Way"3:46

Ấn bản kỷ niệm 20 năm phát hành

[sửa | sửa mã nguồn]
Đĩa 1
  1. "Something in the Way" – 3:52 / Yên lặng – 0:16 / "Endless, Nameless" – 6:44 (ca khúc ẩn)
  2. "Even in His Youth" ("Smells Like Teen Spirit" b-side) – 3:03
  3. "Aneurysm" ("Smells Like Teen Spirit" mặt B) – 4:46
  4. "Curmudgeon" ("Lithium" mặt B) – 2:59
  5. "D-7" ("Lithium" mặt B) – 3:45
  6. "Been a Son" ("Lithium" mặt B) – 2:31
  7. "School" (trực tiếp, "Come as You Are" mặt B) – 2:33
  8. "Drain You" (trực tiếp, "Come as You Are" mặt B) – 2:53
  9. "Sliver" (trực tiếp, "In Bloom" mặt B) – 2:04
  10. "Polly" (trực tiếp, "In Bloom" mặt B) – 2:47
Đĩa 2 – Smart Sessions, Boombox Rehearsals, BBC Sessions
  1. "In Bloom" (tháng 4 năm 1990, Smart Studios) – 4:32
  2. "Breed (Immodium)" (tháng 4 năm 1990, Smart Studios) – 3:15
  3. "Lithium" (tháng 4 năm 1990, Smart Studios) – 4:31
  4. "Polly" (tháng 4 năm 1990, Smart Studios) – 2:59
  5. "Stay Away" (tháng 4 năm 1990, Smart Studios) – 3:29
  6. "Here She Comes Now" (tháng 4 năm 1990, Smart Studios) – 5:01
  7. "Sappy" (tháng 4 năm 1990, Smart Studios) – 3:57
  8. "Smells Like Teen Spirit" (tháng 3 năm 1991, Tacoma) – 5:40
  9. "Verse Chorus Verse" (tháng 3 năm 1991, Tacoma) – 3:14
  10. "Territorial Pissings" (tháng 3 năm 1991, Tacoma) – 2:12
  11. "Lounge Act" (tháng 3 năm 1991, Tacoma) – 2:38
  12. "Come as You Are" (tháng 3 năm 1991, Tacoma) – 4:12
  13. "Old Age" (tháng 3 năm 1991, Tacoma) – 4:32
  14. "Something in the Way" (tháng 3 năm 1991, Tacoma) – 5:31
  15. "On a Plain" (tháng 3 năm 1991, Tacoma) – 3:21
  16. "Drain You" (tháng 9 năm 1991, BBC Studios) – 4:04
  17. "Something in the Way" (tháng 11 năm 1991, BBC Studios) – 3:23

Ấn bản Super Deluxe

[sửa | sửa mã nguồn]
Đĩa 3 – Nevermind: The Devonshire Mixes
  1. "Smells Like Teen Spirit" – 5:02
  2. "In Bloom" – 4:16
  3. "Come as You Are" – 3:40
  4. "Breed" – 3:04
  5. "Lithium" – 4:18
  6. "Territorial Pissings" – 2:14
  7. "Drain You" – 3:41
  8. "Lounge Act" – 2:37
  9. "Stay Away" – 3:27
  10. "On a Plain" – 3:28
  11. "Something in the Way" – 3:55
Đĩa 4 và DVD – Live at the Paramount
  1. "Jesus Don't Want Me for a Sunbeam" – 3:29
  2. "Aneurysm" – 4:49
  3. "Drain You" – 3:46
  4. "School" – 2:51
  5. "Floyd the Barber" – 2:27
  6. "Smells Like Teen Spirit" – 4:45
  7. "About a Girl" – 3:13
  8. "Polly" – 3:03
  9. "Breed" – 3:10
  10. "Sliver" – 2:11
  11. "Love Buzz" – 3:34
  12. "Lithium" – 4:38
  13. "Been a Son" – 2:15
  14. "Negative Creep" – 2:43
  15. "On a Plain" – 3:04
  16. "Blew" – 4:09
  17. "Rape Me" – 2:59
  18. "Territorial Pissings" – 2:55
  19. "Endless, Nameless" – 6:25
DVD
  1. "Smells Like Teen Spirit" – 4:38
  2. "Come as You Are" – 3:46
  3. "Lithium" – 4:15
  4. "In Bloom" – 4:59

Đĩa 1 của ấn bản Deluxe thuộc quyền phát hành duy nhất của hãng Target. Ấn bản này sau đó nằm trong bản phát hành hạn chế box set 4 LP.

Xếp hạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chứng nhận

[sửa | sửa mã nguồn]
Quốc gia Chứng nhận Số đơn vị/doanh số chứng nhận
Argentina (CAPIF)[122] 5× Bạch kim 300.000^
Úc (ARIA)[123] 5× Bạch kim 350.000^
Áo (IFPI Áo)[124] Bạch kim 50.000*
Bỉ (BEA)[125] 3× Bạch kim 150.000*
Brasil (Pro-Música Brasil)[126] Bạch kim 250.000*
Canada (Music Canada)[127] Kim cương 1.000.000^
Phần Lan (Musiikkituottajat)[129] Vàng 46,830[128]
Pháp (SNEP)[131] Kim cương 1,250,300[130]
Đức (BVMI)[132] 2× Bạch kim 1.000.000^
Ý (FIMI)[133] Vàng 50.000*
Nhật Bản (RIAJ)[135] 3× Bạch kim 600.000[134]
México (AMPROFON)[136] 2× Vàng 200.000^
New Zealand (RMNZ)[137] 7× Bạch kim 105.000^
Ba Lan (ZPAV)[138] Bạch kim 100.000*
Thụy Điển (GLF)[139] 2× Bạch kim 200.000^
Thụy Sĩ (IFPI)[140] Bạch kim 50.000^
Anh Quốc (BPI)[141] 4× Bạch kim 1.200.000^
Hoa Kỳ (RIAA)[142] Kim cương 10.000.000^

* Chứng nhận dựa theo doanh số tiêu thụ.
^ Chứng nhận dựa theo doanh số nhập hàng.

Bảng xếp hạng đĩa đơn

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Ca khúc Vị trí xếp hạng cao nhất Chứng chỉ
Hoa Kỳ
[143]
M.
Rock

[144]
A.
Songs

[145]
Úc
[146]
Bỉ
[147]
Canada
[148]
Phần Lan
[92]
Pháp
[149]
Ireland
[150]
Ý
[151]
Hà Lan
[152]
New Zealand
[153]
TBN
[154]
Thụy Điển
[155]
Anh
[50]
1991 "Smells Like Teen Spirit" 6 7 1 5 1 9 8 1 15 3 3 1 1 3 7
1992 "Come as You Are" 32 3 3 25 15 27 8 12 7 8 16 3 16 24 9
"Lithium" 64 16 25 53 28 83 1 5 16 17 28 13 11
"In Bloom" 5 73 16 7 87 20 30 28
"—" hiển thị phát hành không trên bảng xếp hạng hoặc không được phát hành ở lãnh thổ đó.

Xếp hạng bài hát khác

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Ca khúc Vị trí xếp hạng
A.
Songs

[164]
1992 "On a Plain" 25

Thành phần tham gia sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]
Nirvana
  • Kurt Cobain (được ghi trong "Monkey Photo" dưới tên Kurdt Kobain) – hát chính, hát nền, guitar chính, guitar nền, guitar acoustic trong "Polly" và "Something in the Way", chụp ảnh.
  • Krist Novoselic (được ghi dưới tên Chris Novoselic) – bass, intro trong "Territorial Pissings".
  • Dave Grohl – trống, hát nền.
Nghệ sĩ khác
  • Chad Channing – chiêng trong "Polly", trống trong các bản thu "Smart Studios" (Deluxe Edition).
  • Kirk Channing – cello trong "Something in the Way".
Kỹ thuật viên
  • Craig Doubet – kỹ thuật viên phòng thu, kỹ thuật âm thanh.
  • Spencer Elden – nhân vật ảnh bìa.
  • Robert Fisher – thiết kế.
  • Michael Lavine – nhiếp ảnh gia.
  • Jeff Sheehan – kỹ thuật viên phòng thu.
  • Butch Vig – sản xuất.
  • Andy Wallace – kỹ thuật âm thanh.
  • Howie Weinberg – chỉnh âm.
  • Kirk Weddle – ảnh bìa.
  • Bob Ludwig – chỉnh âm ấn bản kỷ niệm 20 năm phát hành.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Ghi chú
  1. ^ Từ nguyên gốc "fat-ass" là một từ lóng thường dùng tại Mỹ, ám chỉ đồ bỏ đi.
  2. ^ Logo của hãng K Records hình một cái khiên màu vàng
  3. ^ Thực tế đây là hai từ riêng biệt, "Never" và "mind", tạm dịch "Quên hết đi".
  4. ^ Cụm từ nguyên gốc là "Get out of the way and duck". Đây là cụm từ gắn liền với album Nevermind kể từ bài phỏng vấn này của Rosenblat.
Chú thích
  1. ^ Recordings By Year Lưu trữ 2016-11-16 tại Wayback Machine 1991 Nirvana Nevermind Butch Vig
  2. ^ a b "Kurt Cobain's ashes stolen, says widow Courtney Love[liên kết hỏng]". The Courier-Mail. 2 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2010.
  3. ^ "Nirvana's 'Nevermind' To Be Re-Released". Billboard.com. ngày 27 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2011.
  4. ^ “500 Greatest Albums: Nevermind - Nirvana”. Rolling Stone. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2016.
  5. ^ a b c d e f g h Classic Albums—Nirvana: Nevermind [DVD]. Isis Productions, 2004.
  6. ^ Azerrad 1993, tr. 145
  7. ^ Azerrad 1993, tr. 162
  8. ^ a b Hoi, Tobias. "In Bloom." Guitar World. Tháng 10, 2001.
  9. ^ Berkenstadt & Cross 1998, tr. 29
  10. ^ Azerrad 1993, tr. 137
  11. ^ Azerrad 1993, tr. 138
  12. ^ Azerrad 1993, tr. 164–65
  13. ^ a b c d Cross, Charles R. "Requiem for a Dream". Guitar World. Tháng 10, 2001.
  14. ^ Sandford 1995, tr. 181
  15. ^ Azerrad 1993, tr. 167
  16. ^ Azerrad 1993, tr. 169
  17. ^ a b Azerrad 1993, tr. 174
  18. ^ Azerrad 1993, tr. 176
  19. ^ di Perna, Alan. "Grunge Music: The Making of Nevermind". Guitar World. Mùa thu, 1996.
  20. ^ Berkenstadt & Cross 1998, tr. 96
  21. ^ a b Azerrad 1993, tr. 179–80
  22. ^ Berkenstadt & Cross 1998, tr. 99
  23. ^ Berkenstadt & Cross 1998, tr. 102
  24. ^ Berkenstadt & Cross 1998, tr. 103
  25. ^ Berkenstadt & Cross 1998, tr. 104
  26. ^ Lewis, Luke. "Nirvana – Nevermind". Q: Nirvana and the Story of Grunge. Tháng 12 năm 2005.
  27. ^ di Perna, Alan. "Absolutely Foobulous!" Guitar World. Tháng 8 năm 1997.
  28. ^ "Cobainspotting". Guitar World. Tháng 10 năm 2001.
  29. ^ Cross 2001, tr. 182
  30. ^ Cross 2001, tr. 168–69
  31. ^ Morris, Chris. "The Year's Hottest Band Can't Stand Still." Musician, tháng 1 năm 1992.
  32. ^ Cross 2001, tr. 154
  33. ^ Cross 2001, tr. 189
  34. ^ Azerrad 1993, tr. 180–81
  35. ^ Berkenstadt & Cross 1998, tr. 108
  36. ^ Azerrad 1993, tr. 209
  37. ^ Azerrad 1993, tr. 196
  38. ^ a b Berkenstadt & Cross 1998, tr. 113
  39. ^ Azerrad 1993, tr. 227
  40. ^ Wice, Nathaniel. "How Nirvana Made It". Spin. Tháng 4 năm 1992.
  41. ^ Azerrad 1993, tr. 193
  42. ^ Azerrad 1993, tr. 198
  43. ^ Berkenstadt & Cross 1998, tr. 119
  44. ^ Azerrad 1993, tr. 199
  45. ^ Azerrad 1993, tr. 202
  46. ^ Azerrad 1993, tr. 228
  47. ^ Azerrad 1993, tr. 203
  48. ^ Azerrad 1993, tr. 229
  49. ^ Nirvana - Awards". Allmusic. Truy cập 14 tháng 7 năm 2013.
  50. ^ a b
  51. ^ Gold & Platinum - RIAA. RIAA.com. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2007.
  52. ^ Gold & Platinum – March 2001. CRIA.ca. March 2001. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2007.
  53. ^ Berkenstadt & Cross 1998, tr. 148–49
  54. ^ "Nevermind and Original Recordings Group". Stereophile.com. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2013
  55. ^ "Nirvana's 'Nevermind' To Be Re-Released". Billboard.com. 27 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2011.
  56. ^ "Deluxe Edition of Nirvana's Nevermind Coming Out This Year". UpVenue.com. ngày 22 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2011.
  57. ^ “Nevermind [20th Anniversary Edition]”. CBS Interactive. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2017.
  58. ^ Erlewine, Stephen Thomas. “Nevermind – Nirvana”. AllMusic. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2015.
  59. ^ Wolk, Douglas (tháng 4 năm 2008). “Back Catalogue: Nirvana”. Blender (68): 88–89.
  60. ^ Kot, Greg (ngày 10 tháng 10 năm 1991). “Nirvana: Nevermind (DGC)”. Chicago Tribune. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2015.
  61. ^ Christgau, Robert. “Nirvana: Nevermind”. RobertChristgau.com. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2015.
  62. ^ a b Browne, David (ngày 25 tháng 10 năm 1991). “Nevermind”. Entertainment Weekly. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2009.
  63. ^ Gold, Jonathan (ngày 6 tháng 10 năm 1991). “Power Trio, Pop Craft: Nirvana: 'Nevermind', DGC”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2015.
  64. ^ Lamacq, Steve (ngày 21 tháng 9 năm 1991). “Nirvana – Nevermind”. NME. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 8 năm 2000. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2015.
  65. ^ a b Robbins, Ira (ngày 28 tháng 11 năm 1991). “Nevermind”. Rolling Stone. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2012.
  66. ^ Brackett, Nathan; Hoard, Christian biên tập (2004). The New Rolling Stone Album Guide. Simon & Schuster. tr. 589–90. ISBN 0-743-20169-8.
  67. ^ Perry, Andrew (tháng 10 năm 1991). “Nirvana: Nevermind”. Select (16): 68.
  68. ^ Berkenstadt & Cross 1998, tr. 116-117
  69. ^ Schoemer, Karen. "Pop/Jazz; A Band That Deals In Apathy". The New York Times. ngày 27 tháng 9 năm 1991. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2007.
  70. ^ Spencer, Lauren. Nevermind review. Spin. December 1991.
  71. ^ Perry, Andrew. "Reviews". Select. October 1991.
  72. ^ a b Berkenstadt & Cross 1998, tr. 117
  73. ^ Christgau, Robert. "The 1991 Pazz & Jop Critics Poll". RobertChristgau.com. ngày 3 tháng 3 năm 1992. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2007.
  74. ^ Christgau, Robert. "Reality Used to Be a Friend of Ours". RobertChristgau.com. ngày 3 tháng 3 năm 1992. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2007.
  75. ^ Olsen, Eric. "10 years later, Cobain lives on in his music". MSNBC.com. ngày 9 tháng 4 năm 2004. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2007.
  76. ^ Azerrad 1993, tr. 493
  77. ^ Schoemer, Karen (ngày 26 tháng 1 năm 1992). “The Art Behind Nirvana's Ascent to the Top: Not many bands come up from the underground to hit No. 1 as fast as this Seattle trio -- or make so few musical concessions”. New York Times. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2016 – qua New York Times.
  78. ^ Pareles, Jon. "Pop View; Nirvana-bes Awaiting Fame's Call". The New York Times. ngày 14 tháng 6 năm 1992. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2008.
  79. ^ Azerrad 1993, tr. 225
  80. ^ 17: Nevermind - Nirvana. Rolling Stone. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2012.
  81. ^ Pareles, Jon (14 tháng 11 năm 1993). “Nirvana, the Band That Hates to Be Loved: The Band That Hates to Be Loved”. New York Times. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2016 – qua New York Times.
  82. ^ 1: Nevermind - Nirvana. Rolling Stone. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2013.
  83. ^ Tyrangiel, Josh. "Nevermind by Nirvana". Time. ngày 13 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2007.
  84. ^ "Top 100 Albums of the 1990s". Pitchfork.com. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2009.
  85. ^ "100 Greatest Guitar Albums". Guitar World. October 2006.
  86. ^ "10 Greatest Albums of All Time" Entertainment Weekly. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2015.
  87. ^ MTV News staff. "For The Record: Quick News On Gwen Stefani, Pharrell Williams, Ciara, 'Dimebag' Darrell, Nirvana, Shins & More Lưu trữ 2014-09-03 tại Wayback Machine". MTV.com. ngày 6 tháng 4 năm 2005. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2009.
  88. ^ "Australiancharts.com – Nirvana – Nevermind" (bằng tiếng Anh). Hung Medien. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2016.
  89. ^ "Austriancharts.at – Nirvana – Nevermind" (bằng tiếng Đức). Hung Medien. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2016.
  90. ^ "Top Albums/CDs – Volume 55, No. 11, ngày 7 tháng 3 năm 1992". RPM. ngày 7 tháng 3 năm 1992. Archived by Library and Archives Canada. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 1992.
  91. ^ "Dutchcharts.nl – Nirvana – Nevermind" (bằng tiếng Hà Lan). Hung Medien. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2016.
  92. ^ a b Pennanen, Timo (2003). Sisältää hitin: levyt ja esittäjät Suomen musiikkilistoilla vuodesta 1972. Otava Publishing Company Ltd. ISBN 951-1-21053-X.
  93. ^ "InfoDisc: Le Détail des Albums de chaque Artiste". Infodisc.fr. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2012. NB user has to select "Nirvana" from the drop down list and click "OK".
  94. ^ "Longplay-Chartverfolgung at Musicline" (bằng tiếng Đức). Musicline.de. Phononet GmbH. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2016 – qua Wayback Machine. Ghi chú: Di chuyển ngày lưu trữ mới nhất (còn hoạt động) để có thông tin chính xác về thứ hạng của album.
  95. ^ "Top 40 album- és válogatáslemez- lista[liên kết hỏng]" (in Hungarian). Mahasz.hu. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2009.
  96. ^ "Charts.nz – Nirvana – Nevermind" (bằng tiếng Anh). Hung Medien. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2016.
  97. ^ "Norwegiancharts.com – Nirvana – Nevermind" (bằng tiếng Anh). Hung Medien. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2016.
  98. ^ Salaverri, Fernando (tháng 9 năm 2005). Sólo éxitos: año a año, 1959–2002 (ấn bản thứ 1). Spain: Fundación Autor-SGAE. ISBN 84-8048-639-2.
  99. ^ "Swedishcharts.com – Nirvana – Nevermind" (bằng tiếng Anh). Hung Medien. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2016.
  100. ^ "Swisscharts.com – Nirvana – Nevermind" (bằng tiếng Đức). Hung Medien. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2016.
  101. ^ "Nirvana | Artist | Official Charts" (bằng tiếng Anh). UK Albums Chart. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2016.
  102. ^ "Nirvana Chart History (Billboard 200)". Billboard (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2016.
  103. ^ "Oficjalna lista sprzedaży :: OLiS - Official Retail Sales Chart" (bằng tiếng Ba Lan). OLiS. Polish Society of the Phonographic Industry. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2015.
  104. ^ "Ultratop.be – Nirvana – Nevermind" (bằng tiếng Pháp). Hung Medien. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2016.
  105. ^ "Danishcharts.dk – Nirvana – Nevermind" (bằng tiếng Anh). Hung Medien. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2016.
  106. ^ "Nirvana: Nevermind" (bằng tiếng Phần Lan). Musiikkituottajat – IFPI Finland. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2016.
  107. ^ "Lescharts.com – Nirvana – Nevermind" (bằng tiếng Pháp). Hung Medien. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2016.
  108. ^ "Italiancharts.com – Nirvana – Nevermind" (bằng tiếng Anh). Hung Medien. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2016.
  109. ^ "ネヴァーマインド<スーパー・デラックス・エディション>." Oricon.co.jp. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2012.
  110. ^ Nirvana - Nevermind charts
  111. [[#cite_ref-'"`UNIQ--ref-0000008D-QINU`"'_115-0|^]] "Mexicancharts.com – Nirvana – Nevermind" (bằng tiếng Anh). Hung Medien. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2016 – qua Wayback Machine. Ghi chú: Di chuyển ngày lưu trữ mới nhất (còn hoạt động) để có thông tin chính xác về thứ hạng của album.
  112. ^ "Portuguesecharts.com – Nirvana – Nevermind" (bằng tiếng Anh). Hung Medien. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2016.
  113. ^ "Spanishcharts.com – Nirvana – Nevermind" (bằng tiếng Anh). Hung Medien. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2016.
  114. ^ "Nirvana Chart History (Top Catalog Albums)". Billboard (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2016.
  115. ^ “ARIA Charts - End of Year Charts - Top 100 Albums 1992”. Australian Recording Industry Association. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2016.
  116. ^ “ARIA Charts - End of Year Charts - Top 100 Albums 1995”. Australian Recording Industry Association. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2016.
  117. ^ “ARIA Charts - End of Year Charts - Top 100 Albums 1996”. Australian Recording Industry Association. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2016.
  118. ^ “ARIA Charts - End of Year Charts - Top 100 Albums 2015”. Australian Recording Industry Association. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2016.
  119. ^ “Classifiche "Top of the Music" 2015 FIMI-GfK: La musica italiana in vetta negli album e nei singoli digitali” (bằng tiếng Ý). Federazione Industria Musicale Italiana. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2016.
  120. ^ Official Biggest Vinyl Singles and Albums of 2015 revealed officialcharts.com. 13 tháng 1 năm 2016.
  121. ^ Mayfield, Geoff Mayfield. "1999 The Year in Music Totally '90s: Diary of a Decade - The listing of Top Pop Albums of the '90s & Hot 100 Singles of the '90s". Billboard. ngày 25 tháng 12 năm 1999.
  122. ^ “Discos de oro y platino” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Cámara Argentina de Productores de Fonogramas y Videogramas. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2012.
  123. ^ “ARIA Charts – Accreditations – 2011 Albums” (PDF) (bằng tiếng Anh). Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Úc.
  124. ^ “Chứng nhận album Áo – Nirvana – Nevermind” (bằng tiếng Đức). IFPI Áo.
  125. ^ “Ultratop − Goud en Platina – albums 2004” (bằng tiếng Hà Lan). Ultratop. Hung Medien. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2021.
  126. ^ “Chứng nhận album Brasil – Nirvana – Nevermind” (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Pro-Música Brasil.
  127. ^ “Chứng nhận album Canada – Nirvana – Nevermind” (bằng tiếng Anh). Music Canada.
  128. ^ “Musiikkituottajat – Tilastot – Kulta- ja platinalevyt”. IFPI Finland. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2011.
  129. ^ “Chứng nhận album Phần Lan – Nirvana – Nevermind” (bằng tiếng Phần Lan). Musiikkituottajat – IFPI Finland.
  130. ^ “Les Albums Double Diamant”. infodisc.fr. SNEP. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2011.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  131. ^ “Chứng nhận album Pháp – Nirvana – Nevermind” (bằng tiếng Pháp). Syndicat National de l'Édition Phonographique.
  132. ^ “Gold-/Platin-Datenbank (Nirvana; 'Nevermind')” (bằng tiếng Đức). Bundesverband Musikindustrie.
  133. ^ “Chứng nhận album Ý – Nirvana – Nevermind” (bằng tiếng Ý). Federazione Industria Musicale Italiana. Chọn "Tutti gli anni" ở menu thả xuống "Anno". Chọn "Nevermind" ở mục "Filtra". Chọn "Album e Compilation" dưới "Sezione".
  134. ^ “RIAJ Certification – November 2002” (PDF) (bằng tiếng Nhật). RIAJ. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2011.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  135. ^ “Chứng nhận album Nhật Bản – Nirvana – Nevermind” (bằng tiếng Nhật). Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Nhật Bản. Chọn 2002年11月 ở menu thả xuống
  136. ^ “Mexican sales certification” (bằng tiếng Tây Ban Nha). AMPROFON. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2014.
  137. ^ “Chứng nhận album New Zealand – Nirvana – Nevermind” (bằng tiếng Anh). Recorded Music NZ.
  138. ^ “Wyróżnienia – płyty CD - Archiwum - Przyznane w 1999 roku” (bằng tiếng Ba Lan). Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Ba Lan.
  139. ^ “Guld- och Platinacertifikat − År 1987−1998” (PDF) (bằng tiếng Thụy Điển). IFPI Sweden. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2011.
  140. ^ “The Official Swiss Charts and Music Community: Chứng nhận ('Nevermind')” (bằng tiếng Đức). IFPI Thụy Sĩ. Hung Medien.
  141. ^ “Chứng nhận album Anh Quốc – Nirvana – Nevermind” (bằng tiếng Anh). British Phonographic Industry. Chọn album trong phần Format. Chọn Bạch kim' ở phần Certification. Nhập Nevermind vào mục "Search BPI Awards" rồi ấn Enter.
  142. ^ “Chứng nhận album Hoa Kỳ – Nirvana – Nevermind” (bằng tiếng Anh). Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ.
  143. ^ "Nirvana – Chart History: Hot 100". Lưu trữ 2017-07-19 tại Wayback Machine billboard.com. Truy cập 30 tháng 11 năm 2014.
  144. ^ Nirvana – Chart History: Mainstream Rock Tracks Lưu trữ 2017-06-21 tại Wayback Machine billboard.com. Truy cập 30 tháng 11 năm 2014.
  145. ^ “Nirvana – Chart History: Alternative Songs”. Billboard. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2010.
  146. ^ Australian (ARIA Chart) peaks:
    • Vị trí trong tốp 50: “australian-charts.com > Nirvana discography”. Hung Medien. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2015.
    • Vị trí từ 51-100 đến tháng 12 năm 2010: Ryan, Gavin (2011). Australia's Music Charts 1988-2010. Mt. Martha, VIC, Australia: Moonlight Publishing.
  147. ^ Nirvana Belgiam Ultratop Charts. ultratop.be/nl. Truy cập 30 tháng 11 năm 2013.
  148. ^ “Nirvana Top Singles positions”. RPM. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2010.
  149. ^ “Search for: Nirvana”. LesCharts.com. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2007.
  150. ^ “Search the Charts”. IrishCharts.ie. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2007.
  151. ^ * Đối với "Smells Like Teen Spirit": Billboard magazine - ngày 21 tháng 8 năm 1992 - p. 659 - "Hits of the World" section under "Italy"[liên kết hỏng] americanradiohistory.com. Truy cập 21 tháng 6 năm 2016.
  152. ^ dutcharts.nl. “Dutch Chart Archives”. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2010.
  153. ^ Nirvana - New Zealand Singles Chart Positions Lưu trữ 2012-02-10 tại Wayback Machine charts.org.nz. Truy cập 16 tháng 12 năm 2014.
  154. ^ * Đối với "Smells Like Teen Spirit": Billboard magazine - ngày 21 tháng 8 năm 1992 - p. 59 - "Hits of the World" section under "Spain"[liên kết hỏng] americanradiohistory.com. Truy cập 21 tháng 6 năm 2016.
    • Đối với "Come as You Are" và "Lithium": Salaverri, Fernando. Sólo éxitos, año an año, 1959-2002. Madrid: Fundación Author-SGAE, 2005. ISBN 84-8048-639-2, p. 602.
  155. ^ “Search for: Nirvana”. SwedishCharts.com. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2007.
  156. ^ a b “Search Results”. Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2009.
  157. ^ “The ARIA Chart – Best of 1992”. Imgur.com (original document published by ARIA). Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2016.
  158. ^ Nirvana Smells Like teen Spirit - Denmark IFPI Certification - Track
  159. ^ Nirvana - Italian 2014 Certifications fimi.it. Truy cập 11 tháng 7 năm 2016
  160. ^ The Official New Zealand Music Chart Top 40 - ngày 24 tháng 5 năm 1992 Lưu trữ 2016-04-06 tại Wayback Machine nztop40.co.nz. Truy cập 11 tháng 7 năm 2016.
  161. ^ “Swedish single certifications – Nirvana – Smells Like Teen Spirit” (bằng tiếng Thụy Điển). Swedish Recording Industry Association. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2016.
  162. ^ a b “Certified Awards Search”. British Phonographic Industry. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2013. Note: User needs to enter "Nirvana" in the "Search" field, "Artist" in the "Search by" field and click the "Search" button. Select "More info" next to the relevant entry to see full certification history.
  163. ^ Nirvana - Italian 2016 Certifications fimi.it. Truy cập 11 tháng 7 năm 2016.
  164. ^ Nirvana - Alternative Songs (Previously Modern Rock) chart history (2nd page) Lưu trữ 2017-01-07 tại Wayback Machine billboard.com. Truy cập 8 tháng 8 năm 2016.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]