[go: up one dir, main page]
More Web Proxy on the site http://driver.im/Bước tới nội dung

Mu Leonis

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mu Leonis
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên J2000.0 (ICRS)      Xuân phân J2000.0 (ICRS)
Chòm sao Sư Tử
Xích kinh 09h 52m 45,81654s[1]
Xích vĩ +26° 00′ 25,0319″[1]
Cấp sao biểu kiến (V) 3,88[2]
Các đặc trưng
Kiểu quang phổK2 IIIb CN1 Ca1[3]
Chỉ mục màu U-B+1,38[2]
Chỉ mục màu B-V+1,23[2]
Trắc lượng học thiên thể
Vận tốc xuyên tâm (Rv)14,03±0,19[4] km/s
Chuyển động riêng (μ) RA: −217,31[1] mas/năm
Dec.: −54,26[1] mas/năm
Thị sai (π)26,28 ± 0,16[1] mas
Khoảng cách124,1±0,8 ly
(38,1±0,2 pc)
Cấp sao tuyệt đối (MV)+0,83[5]
Chi tiết
Khối lượng1,5±0,1[6] M
Bán kính14[4] R
Độ sáng63[4] L
Hấp dẫn bề mặt (log g)2,5[4] cgs
Nhiệt độ4.436[4] K
Độ kim loại+0,17[4]
Tốc độ tự quay (v sin i)4,5[4] km/s
Tuổi3,35±0,7 tỷ[6] năm
Tên gọi khác
Rasalas, Alshemali, μ Leo, 24 Leonis, BD+26°2019, HD 85503, HIP 48455, HR 3905, SAO 81064[7]
Cơ sở dữ liệu tham chiếu
SIMBADdữ liệu

Mu Leonis (μ Leonis, viết tắt Mu Leo, μ Leo), tên chính thức Rasalas /ˈræsəlæs/,[8][9] là một ngôi sao trong chòm sao Sư Tử. Cấp sao biểu kiến của ngôi sao này là 3,88,[2] đủ sáng để có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Dựa trên sự thay đổi thị sai hàng năm là 0,02628 giây cung được đo bằng vệ tinh Hipparcos,[1] hệ thống này cách Mặt Trời khoảng 124 năm ánh sáng (38,1 parsec). Vào năm 2014, một hành tinh ngoài hệ mặt trời được phát hiện quay quanh ngôi sao này.[6]

Danh pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Leonis (được latin hóa thành Mu Leonis) là tên gọi của ngôi sao trong định danh Bayer.

Nó có các tên gọi truyền thống RasalasAlshemali, cả hai đều là viết tắt của Ras al Asad al Shamaliyy.[10] Năm 2016, Hiệp hội Thiên văn Quốc tế tổ chức một Nhóm công tác IAU về tên sao (WGSN)[11] để lập danh lục và chuẩn hóa các tên riêng của sao. WGSN đã phê duyệt tên gọi Rasalas cho ngôi sao này vào ngày 12 tháng 9 năm 2016 và nó đã được đưa vào Danh sách các tên sao được IAU phê chuẩn.[9]

Tính chất

[sửa | sửa mã nguồn]

Mu Leonis là một sao khổng lồ loại K với phân loại sao K2 IIIb CN1 Ca1.[3] Các ký hiệu ở phần đuôi chỉ ra rằng, đối với một ngôi sao thuộc loại này, nó có các vạch hấp thụ xyanogencalci mạnh hơn bình thường trong quang phổ của nó.[12] Nó có khối lượng gấp khoảng 1,5 lần Mặt Trời, nhưng đã nở rộng lên khoảng 14 lần bán kính Mặt Trời. Mu Leonis có độ sáng gấp 63 lần Mặt Trời và có nhiệt độ hiệu dụng là 4.436 K. Độ tuổi của nó khoảng 3,35 tỷ năm tuổi.[4]

Hệ hành tinh

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 2014, người ta đã thông báo rằng Mu Leonis có một hành tinh nặng ít nhất gấp 2,4 lần Sao Mộc và chu kỳ quỹ đạo 358 ngày. Hành tinh này được phát hiện bằng cách đo các biến thiên vận tốc xuyên tâm do sự dịch chuyển hấp dẫn từ thiên thể quay quanh ngôi sao.[6]

Mu Leonis
Đồng hành Khối lượngBán trục lớn
(AU)
Chu kỳ quỹ đạoĐộ lệch tâm quỹ đạoNăm phát hiện
b≤2,4±0,4 MJ1,1±0,1357,8±1,2 ngày0,09±0,062014

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f van Leeuwen, F. (2007), “Validation of the new Hipparcos reduction”, Astronomy and Astrophysics, 474 (2): 653–664, arXiv:0708.1752, Bibcode:2007A&A...474..653V, doi:10.1051/0004-6361:20078357.
  2. ^ a b c d Mermilliod, J.-C. (1986), “Compilation of Eggen's UBV data, transformed to UBV (unpublished)”, Catalogue of Eggen's Ubv Data, SIMBAD, Bibcode:1986EgUBV........0M.
  3. ^ a b Keenan, P.; McNeil, R. (tháng 10 năm 1989), “The Perkins catalog of revised MK types for the cooler stars”, Astrophysical Journal Supplement Series, 71: 245–266, Bibcode:1989ApJS...71..245K, doi:10.1086/191373.
  4. ^ a b c d e f g h Massarotti, Alessandro; và đồng nghiệp (tháng 1 năm 2008), “Rotational and Radial Velocities for a Sample of 761 HIPPARCOS Giants and the Role of Binarity”, The Astronomical Journal, 135 (1): 209–231, Bibcode:2008AJ....135..209M, doi:10.1088/0004-6256/135/1/209.
  5. ^ Cardini, D. (tháng 1 năm 2005), “Mg II chromospheric radiative loss rates in cool active and quiet stars”, Astronomy and Astrophysics, 430: 303–311, arXiv:astro-ph/0409683, Bibcode:2005A&A...430..303C, doi:10.1051/0004-6361:20041440.
  6. ^ a b c d Lee, B.-C.; và đồng nghiệp (2014). “Planetary Companions in K giants β Cancri, μ Leonis, and β Ursae Minoris”. Astronomy & Astrophysics. 566: 7. arXiv:1405.2127. Bibcode:2014A&A...566A..67L. doi:10.1051/0004-6361/201322608. A67.
  7. ^ “* mu. Leo”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2016.Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  8. ^ Rumrill, H. B. (tháng 6 năm 1936). “Star Name Pronunciation”. Publications of the Astronomical Society of the Pacific. San Francisco, California. 48.
  9. ^ a b “Naming Stars”. IAU.org. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2017.
  10. ^ Allen, Richard Hinckley (1899), Star-names and Their Meanings, G. E. Stechert, truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2016.
  11. ^ IAU Working Group on Star Names (WGSN), International Astronomical Union, truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2016.
  12. ^ Keenan, Philip C. (tháng 8 năm 1987), “Spectral types and their uses”, Publications of the Astronomical Society of the Pacific, 99: 713–723, Bibcode:1987PASP...99..713K, doi:10.1086/132036.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Kaler, James B., “Rasalas”, Stars, University of Illinois, truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2014.