[go: up one dir, main page]
More Web Proxy on the site http://driver.im/Bước tới nội dung

McDonnell F3H Demon

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
F3H Demon
Một chiếc F3H Demon được trưng bày trên sàn đáp tàu sân bay USS Intrepid.
KiểuMáy bay tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay
Hãng sản xuấtMcDonnell Aircraft Corporation
Chuyến bay đầu tiên7 tháng 8 năm 1951
Được giới thiệu7 tháng 3 năm 1956
Khách hàng chínhHải quân Hoa Kỳ
Số lượng sản xuất519

Chiếc McDonnell F3H Demon là một kiểu Máy bay tiêm kích phản lực hoạt động trên tàu sân bay của Hải quân Hoa Kỳ. Là kiểu máy bay tiếp nối chiếc F2H Banshee, sau những sự cố ban đầu, nó đã phục vụ cho Hải quân Mỹ từ năm 1956 đến năm 1964.

Thiết kế và phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Công việc phát triển được bắt đầu từ năm 1949. Chiếc máy bay được thiết kế chung quanh một động cơ Westinghouse J40 duy nhất, có lực đẩy trên 11.000 lbf (49 kN) - ba lần lớn hơn những động cơ của chiếc Banshee. Đây là kiểu thiết kế cánh xuôi đầu tiên được sản xuất bởi McDonnell và là một trong những máy bay chiến đấu đầu tiên của Hoa Kỳ được vũ trang bằng tên lửa.

Chiếc nguyên mẫu bay chuyến bay đầu tiên vào ngày 7 tháng 8 năm 1951 do phi công thử nghiệm Robert Edholm điều khiển, và các cuộc bay thử nghiệm phiên bản sản xuất được thực hiện trong tháng 1 năm 1953. Động cơ quả là một thất vọng lớn, chỉ cung cấp được một nửa lực đẩy được trông đợi. Tệ hơn nữa, nó lại tỏ ra thất thường và không tin cậy. Trong số 35 chiếc máy bay F3H-1N sử dụng động cơ J40, tám chiếc đã gặp các tai nạn nghiêm trọng. Những máy bay trang bị động cơ J40 phải ngừng bay và tìm kiếm một kiểu động cơ mới. Phiên bản trinh sát hình ảnh được đề nghị F3H-1P không bao giờ được chế tạo.

Giải pháp tương tự thay thế tốt nhất là kiểu động cơ Allison J71 cũng được trang bị cho máy bay ném bom B-66 Destroyer. Những chiếc F3H sau đó gắn loại động cơ này được đặt tên là F3H-2N. Việc sử dụng kiểu động cơ này đòi hỏi cánh phải được mở rộng và thiết kế lại khung thân. Trong phục vụ, kiểu J71 cũng có vấn đề, cung cấp không đủ động lực cho một chiếc máy bay cỡ Demon. Động cơ cũng thường bị tắt lửađứng quạt nén. Chiếc Demon đầu tiên gắn động cơ J71 bay chuyến bay đầu tiên vào tháng 10 năm 1954. Một vấn đề đáng kể khác là độ tin cậy của ghế phóng: các phiên bản ban đầu được khám phá là không tin cậy và sau đó được thay thế bằng ghế phóng kiểu Martin-Baker sau này trở nên tiêu chuẩn cho Hải quân do tính năng hoạt động tốt ở độ cao thấp và độ tin cậy tốt hơn.

Cho dù có những vấn đề, Hải quân Mỹ vẫn đặt hàng 239 chiếc F3H-2, và chiếc đầu tiên được bố trí là vào tháng 3 năm 1956. Có tổng cộng 519 chiếc Demon được chế tạo cho đến khi việc sản xuất ngừng vào tháng 11 năm 1959. Nó là chiếc máy bay tiêm kích đánh chặn phản lực hoạt động trong mọi thời tiết đầu tiên của Hải quân được trang bị radar (hệ thống radar AN/APG-51 đánh chặn trên không).

Một phiên bản trinh sát hình ảnh, chiếc F3H-2P, được đề nghị nhưng chưa bao giờ được chế tạo.

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Vũ khí trang bị tiêu chuẩn cho chiếc F3H-2N là bốn khẩu pháo Colt Mk 12 20 mm. Trong các năm sau, hai khẩu pháo phía trên được loại bỏ bớt cho nhẹ cân. Các kiểu sau, được đặt tên F3H-2M, được trang bị tên lửa không-đối-không Raytheon AAM-N-2 Sparrow và sau này là Sidewinder. Những chiếc máy bay đưa ra phục vụ được bố trí mang cả hai loại tên lửa, Sparrow trên đế trong và Sidewinder trên đế ngoài cánh. Các khẩu pháo không được sử dụng trong các nhiệm vụ phòng ngự tàu sân bay, nhưng được trang bị khi tình huống đòi hỏi (như trong Sự kiện tên lửa Cuba), và khi máy bay có thể sử dụng chống lại các mục tiêu trên mặt đất.

Demon được giữ lại phục vụ trong các đơn vị trực chiến của Hải quân cho đến năm 1962, khi nó được tiếp nối bởi F-4 Phantom II (là một sự phát triển trên một thiết kế "Super Demon" được đề nghị, một phiên bản F3H to hơn và nặng hơn; khái niệm này sẽ được thấy lại vào thế kỷ 21 với chiếc F/A-18E/F Super Hornet, phiên bản to hơn và nhiều khả năng hơn của chiếc F/A-18 Hornet). Cho dù được phát triển trong giai đoạn Chiến tranh Triều Tiên, nó không tham gia chiến sự ở đây, mặc dù nó đã bay bên trên LibanQuemoy vào năm 1958.

Theo Hệ thống Định danh máy bay Thống nhất các binh chủng Hoa Kỳ (1962), chiếc F3H được đặt lại tên là F-3. Kiểu F3H-2N trở thành F-3C, trong khi kiểu F3H-2M là MF-3B và kiểu F3H-2 đơn giản là F-3B.

Phi đội cuối cùng còn trang bị Demon, Phi đội VF-161 'Chargers', đổi những chiếc F-3 của họ lấy F-4 Phantom II vào tháng 9 năm 1964.

Nhờ tầm quan sát rất tốt từ buồng lái, chiếc Demon được gọi tên lóng là "The Chair" (cái ghế), phi công lái Demon được gọi cách thông tục là "Demon Drivers" và những người làm việc với nó được gọi là "Demon Doctors".

Các phiên bản

[sửa | sửa mã nguồn]
Chiếc F3H-2N (F-3B) Demon trên sàn đáp tàu Bảo tàng Intrepid.
XF3H-1
Chiếc nguyên mẫu. Hai chiếc được chế tạo.
F3H-1N
Phiên bản máy bay tiêm kích một chỗ ngồi. Đây là kiểu được sản xuất đầu tiên.
F3H-1P
Phiên bản trinh sát hình ảnh đề nghị. Không được chế tạo.
F3H-2
Phiên bản máy bay tiêm kích một chỗ ngồi. Được đặt tên lại là F-3B vào năm 1962.
F3H-2N
Phiên bản máy bay tiêm kích một chỗ ngồi được cải tiến. Được đặt tên lại là F-3C vào năm 1962.
F3H-2M
Phiên bản máy bay tiêm kích một chỗ ngồi. Trang bị bốn tên lửa không-đối-không AIM-7. Được đặt tên lại là MF-3B vào năm 1962.
F3H-2P
Phiên bản trinh sát hình ảnh đề nghị. Không được chế tạo.
F3H-3
Phiên bản đề nghị. Không được chế tạo.

Các nước sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]
 Hoa Kỳ

Đặc điểm kỹ thuật (F3H-2)

[sửa | sửa mã nguồn]
F3H-2M

Đặc tính chung

[sửa | sửa mã nguồn]

Đặc tính bay

[sửa | sửa mã nguồn]

Điện tử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nội dung liên quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Máy bay liên quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Máy bay tương tự

[sửa | sửa mã nguồn]

Trình tự thiết kế

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trình tự Hải quân (trước năm 1962):
  • Trình tự thống nhất các binh chủng (sau năm 1962):

Danh sách liên quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]