[go: up one dir, main page]
More Web Proxy on the site http://driver.im/Bước tới nội dung

InSight

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
InSight

Trên: Minh họa các vệ tinh mini MarCO CubeSats
Dưới: Minh họa tàu đổ bộ InSight
TênInterior Exploration using Seismic Investigations, Geodesy and Heat Transport
Geophysical Monitoring Station
Discovery 12
Dạng nhiệm vụTàu đổ bộ Sao Hỏa
Nhà đầu tưNASA / JPL
Trang webmars.nasa.gov/insight/
Thời gian nhiệm vụKế hoạch: 2 năm[1]
Các thuộc tính thiết bị vũ trụ
Nhà sản xuấtLockheed Martin Space Systems
Khối lượng phóng721 kg (1.590 lb) [2]
Khối lượng hạ cánh358 kg (789 lb)[2]
Kích thướcLúc hoạt động: 6,1 × 2,0 × 1,4 m[3]
Công suất600 W, solar / Li-ion battery[2]
Bắt đầu nhiệm vụ
Ngày phóng5 tháng 5 năm 2018 11:04 UTC[4][5]
Tên lửaAtlas V 401[6]
Địa điểm phóngVandenberg SLC-3E[6]
Nhà thầu chínhUnited Launch Alliance
Kết thúc nhiệm vụ
Dừng hoạt động21/12/2022
Xe tự hành Sao Hỏa
Thời điểm hạ cánh26 tháng 11 năm 2018[7]
Địa điểm hạ cánhElysium Planitia[8][9]
4°30′09″B 135°37′24″Đ / 4,5024°B 135,6234°Đ / 4.5024; 135.6234 (InSight landing site)
Bay qua Sao Hỏa
Thành phần phi thuyềnMarCO
Tiếp cận gần nhất26 tháng 11 năm 2018
← GRAIL
Lucy →
 

InSight là một trạm đổ bộ robot được thiết kế để thăm dò phần sâu bên trong Sao Hỏa.[10][11] Nó được phóng lên vào ngày 5 tháng 5 năm 2018 lúc 11:05 UTC[12] và thành công đáp xuống bề mặt Sao Hỏa (vị trí đổ bộ: Elysium Planitia) ngày 26 tháng 11 năm 2018 lúc 19:52 UTC,[4][13][14] nơi trạm triển khai một chấn động kế và chôn xuống một đầu dò địa nhiệt. Trạm cũng thực hiện thí nghiệm khoa học vô tuyến nhằm cung cấp thêm dữ liệu xác định cấu trúc bên trong Sao Hỏa.[15]

Trạm đổ bộ do công ty Lockheed Martin Space Systems chế tạo và ban đầu dự kiến phóng lên trong tháng 3 năm 2016.[11][16] Nhưng do phát hiện thiết bị khoa học SEIS có lỗi trước khi phóng, NASA đã thông báo vào tháng 12 năm 2015 rằng phi vụ sẽ được hoãn lại, và thời điểm phóng được lùi lại vào tháng 5-6 năm 2018. Tên gọi viết tắt của phi vụ InSight được ghép từ những chữ cái đầu của Interior Exploration using Seismic Investigations, Geodesy and Heat Transport (Thám hiểm bên trong sử dụng các kỹ thuật chấn động, trắc địa và vận chuyển nhiệt).

Mục tiêu của InSight là đặt một trạm đổ bộ được trang bị chấn động kế và đầu dò vận chuyển nhiệt lên bề mặt Sao Hỏa để nghiên cứu đặc điểm địa chất và sự tiến hóa bên trong của hành tinh. Các kết quả thu được sẽ cung cấp thêm những hiểu biết về sự hình thành của các hành tinh đất đáSao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa — và Mặt Trăng của Trái Đất. Bằng cách sử dụng các công nghệ đã có từ tàu đổ bộ Phoenix, trước đây đã đổ bộ thành công lên Sao Hỏa năm 2008, chi phí và rủi ro của dự án được giảm thiểu.

Bởi sự cố rò rỉ chân không từ thiết bị khoa học, quãng thời điểm phóng khả dụng đã phải lùi lại, tàu InSight được vận chuyển trở lại công ty Lockheed Martin ở Denver, Colorado để lưu kho. Trong tháng 3 năm 2016, NASA quyết định chi thêm khoảng 150 triệu US$ nữa để InSight có thể được phóng lên vào tháng 5 năm 2018.[5] Khoảng thời gian này cho phép thiết bị chấn động kế được khắc phục sự cố, mặc dù tổng chi phí cho dự án bị tăng lên từ 675 triệu USD thành 830 triệu USD.[17] Kể từ tháng 1 năm 2021, InSight được chấp thuận cho các hoạt động kéo dài đến tháng 12 năm 2022.[18]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “InSight – Mission Overview”. NASA. 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2012.
  2. ^ a b c Mars InSight Launch Press Kit[liên kết hỏng]. (PDF). NASA's JPL.
  3. ^ “InSight Lithograph” (PDF). NASA. tháng 7 năm 2015. LG-2015-07-072-HQ. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2018.
  4. ^ a b Chang, Kenneth (ngày 5 tháng 5 năm 2018). “NASA's InSight Launches for Six-Month Journey to Mars”. The New York Times. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2018.
  5. ^ a b Clark, Stephen (ngày 9 tháng 3 năm 2016). “InSight Mars lander escapes cancellation, aims for 2018 launch”. Spaceflight Now. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2016.
  6. ^ a b Clark, Stephen (ngày 19 tháng 12 năm 2013). “Mars lander to launch from California on Atlas 5 in 2016”. Spaceflight Now. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2013.
  7. ^ Chang, Kenneth (ngày 9 tháng 3 năm 2016). “NASA Reschedules Mars InSight Mission for May 2018”. The New York Times. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2016.
  8. ^ “NASA Evaluates Four Candidate Sites for 2016 Mars Mission”. NASA. ngày 4 tháng 9 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2013.
  9. ^ “Single Site on Mars Advanced for 2016 NASA Lander”. NASA. ngày 4 tháng 3 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2015.
  10. ^ Chang, Kenneth (ngày 30 tháng 4 năm 2018). “Mars InSight: NASA's Journey Into the Red Planet's Deepest Mysteries – The newest mission to Mars is to launch on Saturday morning. It will search for marsquakes and try to produce a map of the planet's insides”. The New York Times. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2018.
  11. ^ a b Vastag, Brian (ngày 20 tháng 8 năm 2012). “NASA will send robot drill to Mars in 2016”. The Washington Post.
  12. ^ Agle, D.C.; Good, Andrew; Brown, Dwayne; Wendel, JoAnna (ngày 5 tháng 5 năm 2018). “NASA, ULA Launch Mission to Study How Mars Was Made”. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2018.
  13. ^ “About InSight's Launch”. NASA. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2018.
  14. ^ “InSight lander touches down on Mars – as it happened”. The Guardian. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2021.
  15. ^ “What are InSight's Science Tools?”. NASA. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2018.
  16. ^ David, Leonard (ngày 14 tháng 11 năm 2017). “NASA's Next Mars Lander Zooms toward Launch”. Scientific American. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2017.
  17. ^ Webster, Guy; Brown, Dwayne; Cantillo, Laurie (ngày 2 tháng 9 năm 2016). “NASA Approves 2018 Launch of Mars InSight Mission”. NASA. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2018.
  18. ^ “NASA Extends Exploration for Two Planetary Science Missions”. NASA. 8 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2021.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]