[go: up one dir, main page]
More Web Proxy on the site http://driver.im/Bước tới nội dung

Họ Rồng rộc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Họ Rồng rộc
Ploceus pelzelni
Phân loại khoa học e
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Aves
Bộ: Passeriformes
Liên họ: Passeroidea
Họ: Ploceidae
Sundevall, 1836
Các chi

Khoảng 15 xem văn bản.

Họ Rồng rộc (danh pháp khoa học: Ploceidae) là họ chứa các loài chim nhỏ trong bộ Sẻ có họ hàng gần với các loài sẻ đồng (họ Fringillidae).

Chúng là các loài chim ăn hạt với mỏ hình nón thuôn tròn, phần lớn sinh sống ở khu vực phía nam sa mạc Sahara của châu Phi, một vài loài ở vùng nhiệt đới châu Á cũng như tại Australia. Nhóm chim dạng rồng rộc này được chia thành rồng rộc trâu, rồng rộc sẻ, rồng rộc điển hình và rồng rộc góa phụ. Chim trống của nhiều loài có màu tươi, thường là đỏ hay vàng và đen, một vài loài có màu sắc thay đổi trong mùa sinh sản.

Các loài rồng rộc hay rồng rộc sẻ là những loài chim có kiểu cách làm tổ cầu kỳ phức tạp (có lẽ là phức tạp nhất trong các loại tổ chim), mặc dù một vài loài đáng chú ý vì thói quen sinh đẻ ký sinh có chọn lọc. Tổ của chúng phụ thuộc theo loài và khác nhau về hình dáng, kích thước, vật liệu, cách thức làm tổ. Vật liệu làm tổ có thể là các sợi lá nhỏ, cỏ, cành cây nhỏ. Nhiều loài kết (dệt) các tổ rất đẹp bằng cách dùng các sợi tơ mỏng từ gân lá, mặc dù một số, như rồng rộc trâu, làm ra các tổ to và xộc xệch bằng que củi nhỏ trong bầy của chúng, với trong đó có một vài tổ hình cầu được dệt lại. Rồng rộc sẻ ở châu Phi xây các tổ dạng phòng-nhà, trong đó từ 100 tới 300 cặp có các gian riêng rẽ hình thót cổ và chúng chui vào theo các đường ống ở đáy. Phần lớn các loài làm tổ có lối vào hẹp và hơi quay đầu xuống phía dưới.

Ròng rộc là chim thích sống thành bầy. Chúng làm tổ cạnh nhau, thường là vài tổ trên một cành cây. Thông thường chim trống làm tổ và dùng chúng như là một dạng thể hiện để quyến rũ chim mái. Các quần thể rồng rộc có thể tìm thấy gần với các nguồn cung cấp nước. Đôi khi chúng gây ra tổn thất cho mùa màng, đáng chú ý nhất là Quelea mỏ đỏ, được coi là loài chim có số lượng đông nhất trên thế giới.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]
Rồng rộc đuôi hung. Ngorongoro, Tanzania.
Malimbe đầu đỏ, Uganda.
Rồng rộc Speke tại Serengeti, Tanzania
Đàn rồng rộc làngGambia. Tổ là các vật thể hình cầu treo lơ lửng.

Họ này chứa khoảng 117 loài trong 15 chi. Phân loại dưới đây đưa ra theo trật tự phát sinh.

Phát sinh chủng loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Các chi PlocepasserPhiletairus đôi khi được coi là thuộc họ Passeridae, nhưng Groth (1998)[1] đặt chúng vững chắc trong họ Ploceidae. Phân tích gần đây của De Silva et al. (2017)[2] cũng bao gồm cả Pseudonigrita. Chi thứ tư đôi khi được gộp trong Passeridae là Histurgops, chưa từng được đưa vào trong bất kỳ phân tích di truyền nào.

Tổ chức tổng thể ở đây dựa theo phân tích di truyền 7 gen bao quát rộng của De Silva et al. (2017)[2] với tham khảo các kết quả trước đó của Päckert et al. (2016)[3], Warren et al. (2012)[4], Prager et al. (2008)[5] và Groth (1998)[1].

Từng có nghi vấn về việc Amblyospiza có thuộc về họ Rồng rộc hay không, nhưng bắt đầu từ phân tích ND2 của Päckert et al. (2016)[3] thì điều rõ ràng là nó thuộc về họ này. Rồng rộc Compact (Ploceus superciliosus) ở đây được đặt riêng trong chi của chính nó (Pachyphantes). Cách thức làm tổ của nó là tương tự như của Amblyospiza, và người ta từng gợi ý rằng chúng có thể có quan hệ họ hàng gần. Tuy nhiên, dữ liệu barcode hạn chế của Sonet et al. (2011)[6] gợi ý rằng nó gần với Quela hơn.

Một phát hiện thú vị của Päckert et al. (2016)[3] và De Silva et al. (2017)[2]Ploceus không đơn ngành. Việc sắp xếp lại chi này chính xác như thế nào thì hiện tại vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng. De Silva et al. có lượng mẫu tương đối lớn của Ploceus, nhưng nó là một chi lớn và nhiều loài vẫn chưa được đưa vào phân tích.

Sonet et al. (2011)[6] lập barcode cho nhiều loài, nhưng không đưa ra cây phát sinh chủng loài. Laurent Raty đưa ra cây phát sinh (trong BirdForum), nhưng dữ liệu barcode là rất hạn chế và kết quả thu được không có hỗ trợ thống kê thực tế.[7] Khi so sánh với kết quả của De Silva et al. (2017)[2] thì cây của Raty có một số điểm kỳ dị. Tuy nhiên, các mối quan hệ gần giữa một số loài có một số ý nghĩa nhất định. Khi kết hợp với phân loại học truyền thống thì điều này cho phép tái gộp nhóm Ploceus. Theo đó, tên gọi Ploceus được giữ lại cho các loài châu Á. Hai loài rồng rộc Madagasca (P. sakalavaP. nelicourvi) do sự rẽ nhánh sâu nên tốt nhất cần tách ra thành chi Nelicurvius, với các loài Ploceus châu Phi hoặc là chuyển sang chi Malimbus hoặc tách ra như là chi Textor (cũng nghĩa là rồng rộc/thợ dệt). Mặc dù dữ liệu của Sonet et al. chỉ ra rằng rồng rộc cọ vàng (Ploceus bojeri) gần với Nelicurvius, nhưng do có nghi vấn đáng kể về điều này nên có lẽ tốt nhất nên gộp nó trong chi Textor.

Sử dụng Textor Temminck, 1825 (loài điển hình cucullatus) thay vì Hyphantornis xem trong Oberholser (1921a,b).[8][9] Oberholser (1921c)[10] cho rằng Textor Lichtenstein, 1823nomen nudum (tên gọi trần trụi) và không chiếm chỗ trước Textor Temminck, 1825. Textor đôi khi được gán cho Temminck 1827, và có thể đó là ngày tháng đã hiệu chỉnh cho Temminck 1828. Theo Oberholser (1921a)[8] thì Temminck đã sử dụng Textor từ năm 1825.

Trong đoạn này người ta hợp nhất Pseudonigrita vào Philetairus do chúng có quan hệ họ hàng gần, như chỉ ra bởi hiệu chuẩn thời gian trong De Silva et al. (2017, Hình 2)[2]. Brachycope cũng hợp nhất vào Euplectes dựa trên các dữ liệu barcode, và Anaplectes hợp nhất vào Malimbus theo dữ liệu của De Silva et al. (2017).[2]

Cuối cùng, cây phát sinh chủng loài của De Silva et al. (2017)[2] cũng cho thấy việc tách của fody Aldabra (Foudia aldabrana) ra khỏi fody Comoros (Foudia eminentissima) là phù hợp.

 Ploceidae 

Amblyospiza

Sporopipes

Histurgops

Philetairus

Plocepasser

Dinemellia

Bubalornis

Ploceus s.s. (rồng rộc châu Á)

Pachyphantes

Quelea

Foudia

Euplectes

Nelicurvius (Ploceus Madagascar)

Malimbus (+ Ploceus châu Phi)

Textor (Ploceus châu Phi)

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Groth J. G. (1998). Molecular phylogenetics of Finches and Sparrows: Consequences of character state removal in Cytochrome b sequences. Mol. Phylogenet. Evol. 10(3): 377-390. doi:10.1006/mpev.1998.0540
  2. ^ a b c d e f g De Silva T. N., Peterson A. T., Bates J. M., Fernando S. W., Girard M. G., 2017. Phylogenetic relationships of weaverbirds (Aves: Ploceidae): a first robust phylogeny based on mitochondrial and nuclear markers. Mol. Phylogenet. Evol. 109:21-32. doi:10.1016/j.ympev.2016.12.013
  3. ^ a b c Päckert M., J. Martens, Y. -H. Sun, P. Strutzenberger (2016). The phylogenetic relationships of Przevalski's Finch Urocynchramus pylzowi, the most ancient Tibetan endemic passerine known to date. Ibis 158(3). doi:10.1111/ibi.12382
  4. ^ Warren B. H., E. Bermingham, Y. Bourgeois, L. Estep, R. P. Prys-Jones, D. Strasberg, C. Thebaud, 2012. Hybridization and Barriers to Gene Flow in an Island Bird Radiation. Evolution 66(5): 1490-1505. doi: 10.1111/j.1558-5646.2011.01550.x
  5. ^ Prager M., E. I. A. Johansson, S. Andersson (2008). A molecular phylogeny of the African widowbirds and bishops, Euplectes spp. (Aves: Passeridae: Ploceinae), Mol. Phylogenet. Evol. 46(1): 290-302. doi:10.1016/j.ympev.2007.09.010
  6. ^ a b Sonet G., F. C. Breman, G. Lenglet, M. Louette, G. Montañés, Z. T. Nagy, J. van Houdt & E. Verheyen (2011). Applicability of DNA barcoding to museum specimens of birds from the Democratic Republic of the Congo, Bonn. Zool. Monogr. 57, 117-131.
  7. ^ BirdForum
  8. ^ a b Oberholser H. C. (1921a). Textor Temminck versus Alecto Lesson. Proc. Biol. Soc. Wash. 34, 78-79.
  9. ^ Oberholser H. C. (1921b), Hyphantornis Gray becomes Textor Temminck. Proc. Biol. Soc. Wash. 34, 79.
  10. ^ Oberholser H. C. (1921c), Note on the Generic Names Textor, Alecto, and Hyphantornis. Proc. Biol. Soc. Wash. 34, 137.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]