[go: up one dir, main page]
More Web Proxy on the site http://driver.im/Bước tới nội dung

Golden Legend

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Legenda Aurea, khoảng 1290, thư viện Medicea Laurenziana, Florence, Ý
Legenda Aurea, 1499.
Câu chuyện về Thánh George và con rồng là một trong rất nhiều những câu chuyện của các thánh trong Golden Legend.

Golden Legend (tiếng Latin: Legenda aurea hoặc Legenda sanctorumđược tạm dịch là Sự tích Vàng son,[1] Cổ tích Vàng[2] trong một số văn bản tiếng Việt) là một bộ sưu tập tiểu sử các vị thánh Kitô giáo của Jacobus da Varagine được phổ biến rộng rãi vào cuối thời Trung cổ ở châu Âu. Hơn một nghìn bản thảo của tác phẩm này đã tồn tại.[3] Có khả năng là Golden Legend được biên soạn khoảng năm 1260, mặc dù nội dung đã được thêm vào trong nhiều thế kỷ.[4]

"Best seller" thời Trung cổ

[sửa | sửa mã nguồn]
Một minh họa cho Golden Legend, 1493
Thánh Margaret thu hút sự chú ý của Thống đốc La mã, bởi Jean Fouquet từ một bản thảo chiếu sáng

Ban đầu tác phẩm có nhan đề Legenda sanctorum. Nó đã vượt qua và làm lu mờ các tác phẩm trước đó, như Abbreviatio in gestis et miraculis sanctorum được cho là của nhà sử học Dominica Jean de MaillyEpilogus in gestis sanctorum của nhà truyền giáo Dominica Bartholomew. Hơn tám trăm[5] bản thảo, bản sao của tác phẩm tồn tại, và khi in ấn được phát minh vào những năm 1450, các ấn bản xuất hiện nhanh chóng, không chỉ bằng tiếng Latin, mà còn trong mọi ngôn ngữ châu Âu. Trong số các tác phẩm in trước năm 1501, Legenda aurea được in nhiều ấn bản hơn cả Kinh Thánh.[6] Nó là một trong những cuốn sách đầu tiên được William Caxton in bằng tiếng Anh. Phiên bản của Caxton xuất hiện năm 1483 và bản dịch của ông đã được in lại lần thứ chín vào năm 1527. Trong năm 1900, bản của Caxton được dịch lại bởi Frederick Startridge Ellis và xuất bản trong bảy tập. Bản gốc của Jacobus da Varagine đã được dịch sang tiếng Pháp cùng một khoảng thời gian đó bởi Téodor de Wyzewa.[7]

Cuộc sống của các thánh

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuốn sách này nhằm biên soạn truyền thuyết truyền thống về tất cả các vị thánh được tôn kính vào thời bấy giờ. Jacobus da Varagine thường bắt đầu với một từ nguyên (thường là huyền ảo) cho tên một vị thánh. Một ví dụ (trong bản dịch của Caxton) cho thấy phương pháp của ông:

Silvester nói về sile hay sol, là ánh sáng và về terra là đất, có nghĩa là ánh sáng của trái đất, ý nói về Nhà thờ. Hoặc Silvester nói về silvas và trahens, có nghĩa là những người đàn ông mạnh mẽ và cứng rắn với đức tin. Hoặc như nó được nhắc trong in glossario, Silvester tức là màu xanh lá, màu xanh trong việc chiêm niệm về thiên đường, và là một người lao động cần cù nhưng đơn độc.[8]

Là một tác giả Latin, Jacobus da Varagine phải biết rằng Silvester, một tên Latin tương đối phổ biến, chỉ đơn giản có nghĩa là "từ rừng". Các nguồn gốc chính xác được ám chỉ trong văn bản, nhưng đặt ra trong song song với huyền ảo. Thậm chí cả những lời giải thích "đúng" (silvas, "rừng, và đề cập đến các nhánh cây xanh") được sử dụng làm cơ sở để giải thích theo nghĩa phúng dụ. Các từ nguyên của Jacobus da Varagine có các mục tiêu khác nhau từ từ nguyên ban đầu, và không thể được đánh giá bằng cùng một tiêu chuẩn. Từ nguyên của Jacobus tương tự như từ nguyên trong Etymologiae của Isiđôrô, trong đó các chú giải chính xác về ngôn ngữ được đặt ra bên cạnh các giải thích ám chỉ và minh hoạ.

Jacobus da Varagine sau đó chuyển đến đời sống của vị thánh, được biên soạn dựa theo các tài liệu phụng vụ của Giáo hội Công Giáo, sau đó tô điểm lại tiểu sử với những câu chuyện siêu nhiên về những biến cố liên quan đến cuộc đời của vị thánh.

Câu chuyện kỳ ​​diệu về di tích

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều câu chuyện kết thúc với những điều kỳ diệu, ví dụ như câu chuyện của những người kêu cầu thánh nhân giúp đỡ hoặc sử dụng các di tích của vị thánh. Trong một câu chuyện của Thánh Agathangười ngoại giáoCatania đã sửa chữa những di tích của vị thánh này để đẩy lùi một vụ phun trào của núi lửa Etna:

Và để chứng minh rằng cô đã cầu nguyện cho sự cứu rỗi của đất nước, vào đầu tháng hai, một năm sau khi cô chết vì đạo, có một ngọn lửa lớn từ núi tiến đến thành Catania, nhanh chóng đốt cháy đất đá. Sau đó những người ngoại đạo đã chạy đến mộ của Thánh Agatha lấy tấm vải nằm trên ngôi mộ và đưa nó ra ngoài lửa để chống cháy. Vào ngày thứ chín sau đó - lễ kính của Agatha, ngọn lửa lụi tàn nhanh như khi nó đến trong tấm vải mà họ mang đến từ ngôi mộ của cô, cho thấy rằng Chúa đã giữ thành phố khỏi ngọn lửa bằng công trạng của Thánh Agatha.[9]

Nguồn gốc các câu chuyện

[sửa | sửa mã nguồn]
Cuộc sống của Thánh Barbara, một trinh nữ, người đã cải đạo Thiên chúa giáo để chống lại ý muốn của cha cô, một người ngoại đạo, chủ yếu được biết đến trong Golden Legend.[10] Bảo tàng Nghệ thuật Walters

Một phần đáng kể của Golden Legend đã được rút ra từ hai tác phẩm trích yếu về cuộc sống của các vị thánh, cả hai cũng được sắp xếp theo thứ tự của các năm phụng vụ, được viết bởi các thành viên của Dòng Dominican: một là Jean de Mailly với Abbreviatio in gestis et miraculis sanctorum (Tạm dịch: Tóm tắt các việc làm và phép lạ của các Thánh) và một tác phẩm khác là Epilogum in gesta sanctorum (Tạm dịch: Tóm tắt hành động của các Thánh) của Bartholomew.[11] Nhiều sự tương đồng được tìm thấy giữa Golden Legend Speculum historiale của Vincent de Beauvais, là một bách khoa thư đã được sử dụng trong thời Trung Cổ, được các học giả hiện đại cho là sự tổng hợp chung của hai tác giả về các nguồn giống hệt nhau, hơn là do Jacobus đọc bách khoa toàn thư của Vincent.[12] Hơn 130 nguồn xa hơn đã được xác định cho những câu chuyện liên quan đến các vị thánh trong Golden Legend, rất ít trong đó có nội dung từ Tân Ước; những nguồn tiểu sử này bao gồm ngụy thư như Phúc âm Nicodemus, và tác phẩm lịch sử viết bởi Gregory của Tour và John Cassian. Nhiều câu chuyện của Jacobus không được biết đến nguồn. Một ví dụ tiêu biểu về một loại câu chuyện có liên quan đến Thánh Silvester, cho thấy vị thánh nhận được sự hướng dẫn kỳ diệu từ Thánh Peter để xua đuổi một con rồng.

Jacobus cũng có một số hạn chế: ông đã mô tả những câu chuyện về Thánh Margaret của Antioch còn sống sót sau khi bị nuốt chửng bởi một con rồng một cách "giả dối và không được thực hiện nghiêm túc" (Ryan, 1.369).

Nhận thức và di sản

[sửa | sửa mã nguồn]

Giá trị đối với văn hóa Trung cổ

[sửa | sửa mã nguồn]
Thánh Primus và Felician, từ một  bản thảo thế kỷ 14 của Golden Legend

Được viết một cách đơn giản dễ đọc bằng tiếng Latin, Golden Legend đã được đọc phổ biến trong thời bấy giờ. Cuốn sách được xem là gần nhất với một bách khoa toàn thư về truyền thuyết thời Trung Cổ vẫn tồn tại, vì vậy nó là vô giá với các nhà sử học, những người tìm cách xác định các vị thánh được miêu tả trong nghệ thuật bằng những hành động và tính cách của họ. Bản chất lặp đi lặp lại của nó giải thích cho việc Jacobus da Varagine viết một bản tóm tắt của các truyền thuyết thánh thiện để thuyết giảng và học tập, không phải là một tác phẩm giải trí phổ biến.

Phiên bản quan trọng bằng tiếng Latin đã được biên tập bởi Giovanni Paolo Maggioni, năm 1998.

Bản dịch Golden Legend bằng tiếng Anh hiện đại của William Granger Ryan đã được xuất bản, ISBN 0-691-00153-7ISBN 0-691-00154-5 (2 tập). Một bản dịch khác của Golden Legend được lưu trữ ở Đại học Fordham.[13]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Bl. James of Voragine”. Truy cập ngày 10 tháng 06 năm 2019.
  2. ^ “Song thân Đức Mẹ”. Truy cập ngày 10 tháng 06 năm 2019.
  3. ^ Hilary Maddocks, "Pictures for aristocrats: the manuscripts of the Légende dorée", in Margaret M. Manion, Bernard James Muir, eds. Medieval texts and images: studies of manuscripts from the Middle Ages 1991:2; a study of the systemization of the Latin manuscripts of the Legenda aurea is B. Fleith, "Le classement des quelque 1000 manuscrits de la Legenda aurea latine en vue de l'éstablissement d'une histoire de la tradition" in Brenda Dunn-Lardeau, ed. Legenda Aurea: sept siècles de diffusion", 1986:19-24
  4. ^ An introduction to the Legenda, its great popular late medieval success and the collapse of its reputation in the 16th century, is Sherry L. Reames, The Legenda Aurea: a reexamination of its paradoxical history, University of Wisconsin, 1985.
  5. ^ Number supplied by Reames 1985:4.
  6. ^ Reames 1985.
  7. ^ Jacobus (de Vorágine) (1973). The Golden Legend. CUP Archive. tr. 8–. GGKEY:DE1HSY5K6AF. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2012.
  8. ^ "The Life of St. Sylvester." Lưu trữ 2012-09-25 tại Wayback Machine The Golden Legend or Lives of the Saints. Compiled by Jacobus de Voraigne. Trans. William Caxton. Ed. F. S. Ellis. Reproduced at www.Aug.edu/augusta/iconography/goldenLegend, Augusta State University.
  9. ^ "The Life of St. Agatha." Lưu trữ 2012-08-01 tại Archive.today The Golden Legend or Lives of the Saints. Compiled by Jacobus de Voraigne. Trans. William Caxton. Ed. F. S. Ellis. London: Temple Classics, 1900. Reproduced at www.Aug.edu/augusta/iconography/goldenLegend, Augusta State University.
  10. ^ “St Barbara Directing the Construction of a Third Window in Her Tower”. The Walters Art Museum.
  11. ^ Hilary Maddocks, "Pictures for aristocrats: the manuscripts of the Légende dorée", in Margaret M. Manion and Bernard James Muir, eds.,Medieval Texts and Images: studies of manuscripts from the Middle Ages 1991:2 note 4.
  12. ^ Christopher Stace, tr., The Golden Legend: selections (Penguin), "Introduction" pp. xii–xvi, reporting conclusions of K. Ernest Geith, (Geith, "Jacques de Voragine, auteur indépendant ou compilateur?" in Brenda Dunn-Lardeau, ed. Legenda aurea – 'La Légende dorée 1993:17–32) who printed the comparable texts side by side.
  13. ^ The Golden Legend. Compiled by Jacobus de Voraigne. Trans. William Caxton. Ed. F. S. Ellis. London: Temple Classics, 1900. Reproduced in Medieval Sourcebook, Fordham University: http://www.fordham.edu/halsall/basis/goldenlegend

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]