[go: up one dir, main page]
More Web Proxy on the site http://driver.im/Bước tới nội dung

Chi Chàm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chi Chàm
Lá và hoa cây chàm (Indigofera tinctoria)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Fabales
Họ (familia)Fabaceae
Phân họ (subfamilia)Faboideae
Tông (tribus)Indigofereae
Chi (genus)Indigofera
L., 1753
Các loài
Xem văn bản.

Chi Chàm (danh pháp khoa học: Indigofera) là một chi lớn của khoảng 700 loài thực vật có hoa thuộc về họ Đậu (Fabaceae). Chúng sinh trưởng trong khu vực nhiệt đớicận nhiệt đới khắp thế giới, với chỉ một vài loài có mặt trong khu vực ôn đới ở miền đông châu Á.

Các loài chủ yếu là cây bụi, một vài loài là cây thân thảo hoặc cây thân gỗ nhỏ, cao tới 5–6 m; phần lớn rụng lá vào mùa khô hay mùa đông. Lá kép lông chim lẻ với 5-31 lá chét; kích thước dài của lá dao động từ 3 tới 25 cm. Hoa nhỏ, mọc thành chùm dài 2–15 cm.

Các loài chàm bị ấu trùng của một số loài côn trùng trong bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) phá hại, chẳng hạn như Agrotis segetum.

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số loài, đặc biệt là Indigofera tinctoriaIndigofera suffruticosa được sử dụng để sản xuất thuốc nhuộm màu chàm.

Hóa chất anilin, mà từ đó nhiều loại thuốc nhuộm quan trọng được tạo ra, lần đầu tiên được tổng hợp từ I. suffruticosa (đồng nghĩa I. anil, vì thế mà có tên gọi anilin).

Một vài loài trong chi này được dùng để làm dịu các vết thương. Thuốc từ chúng nói chung có tác dụng làm mất cảm giác đau với tính chất chống viêm sưng chứ không là thuốc giảm đau.[1] Indigofera articulata được sử dụng để chống đau răng, còn Indigofera oblongifolia được dùng để chống viêm vì các vết cắn của côn trùng hay của rắn, các vết sưng tấy.[2]Indigofera suffruticosaIndigofera aspalthoides cũng đã từng được sử dụng để chống viêm sưng.[3] Nước chiết từ Indigofera arrecta được dùng để điều trị các vết loét.[4]

Một số loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Tico Ethnobotanical Dictionary”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2007.
  2. ^ “(syllabus: Duke University)”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2007.
  3. ^ Xem dẫn chiếu 8-9 trong “Antimicrobial Activity of Indigofera suffruticosa”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2007.
  4. ^ US Patent 6083509 via CAMBIA Patent Lens[liên kết hỏng]espacenet

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]