[go: up one dir, main page]
More Web Proxy on the site http://driver.im/Bước tới nội dung

Chu Tuyền

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chu Tuyền
苏璞
SinhTô Phác (phồn thể: 蘇璞; giản thể: 苏璞; bính âm: Sū pú)
(1920-08-01)1 tháng 8, 1920
Thường Châu, Giang Tô, China
Mất22 tháng 9, 1957(1957-09-22) (37 tuổi)
Thượng Hải, Trung Quốc
Nghề nghiệpCa sĩ, diễn viên
Năm hoạt động1932–1954
Phối ngẫu
Yan Hua
(cưới 1938⁠–⁠ld.1941)

Tang Di (cưới 1951–1952)
Bạn đờiShi Hui (1947–1948)
Zhu Huaide (1948–1950)
Con cái
  • Zhou Min (son), with Zhu Huaide (?)
  • Zhou Wei (son), with Tang Di
Tên tiếng Trung
Sự nghiệp âm nhạc
Tên gọi khácGolden Voice (tiếng Trung: 金嗓子; bính âm: Jīn sǎng zi)
Nguyên quánShanghai
Thể loạiShidaiqu

Chu Tuyền (tiếng Trung: 周璇; bính âm: Zhōu Xuán; tên khai sinh: Tô Phác; phồn thể: 蘇璞; giản thể: 苏璞; bính âm: Sū pú; 1 tháng 8 năm 1920 – 22 tháng 9 năm 1957) là một ca sĩ và ngôi sao điện ảnh nổi tiếng bậc nhất người Trung Quốc. Bà là một trong Thất đại ca tinh vang danh một thời.[1][2]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Chu Tuyền quê ở Thường Châu, gia đình có truyền thống là học giả, bà được cha mẹ đặt tên là Tô Phác. Khi còn nhỏ, Chu Tuyền bị người cậu nghiện ngập bắt cóc đem bán tại quận Kim Đàn, sau này khi lên sáu bà được một người họ Chu nhận làm con nuôi. Kể từ đó bà sống ở Chu gia với và đổi tên thành Chu Tiểu Hồng.[3]

Năm 1932 Chu Tiểu Hồng gia nhập đoàn ca múa Minh Nguyệt và chính thức đổi tên mới thành Chu Tuyền. Tại đây bà hết mình thể hiện khả năng của bản thân. Năm 1934, Chu Tuyền ra mắt với ca khúc Năm tháng như gió, bài hát đã thu hút được sự quan tâm đông đảo của giới nghệ sĩ cũng như gây nên tiếng vang lớn trong làng giải trí Hoa ngữ thủa bấy giờ. Nhờ giọng hát ngọt ngào, tuyệt đẹp, Chu Tuyền được mệnh danh là "kim tảng tử" (金嗓子).

Năm 15 tuổi, Chu Tuyền đánh dấu bước ngoặt mới trong sự nghiệp khi thành công lấn sân sang điện ảnh với bộ phim Phong ba đời người con gái. Sự nghiệp ngày càng nở rộ, Chu Tuyền nhanh chóng đứng trong hàng ngũ các đại minh tinh hàng đầu tại Thượng Hải.

Năm 1957, bà qua đời tại Thượng Hải trong một nhà thương điên ở tuổi 37.[4][5]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đêm Thượng Hải
  • Ngày nào quân lại đến
  • Thiên nhai ca nữ
  • Ngư dân nữ
  • Sáng sớm đáng yêu
  • Bốn mùa ca
  • Vĩnh viễn mỉm cười
  • Tân đối hoa
  • Dặn dò
  • Ngõ hẹp chi xuân
  • Vạt áo bên trên một đóa hoa
  • Ngũ nguyệt đích phong
  • Thải tân lang
  • Tinh tâm tương ấn
  • Xuân chi Thần
  • Thế giới điên cuồng
  • Nguyệt viên hoa hảo
  • Tống Quân
  • Hạp gia hoan
  • Hoa dạng niên hoa
  • Chớ phụ thanh xuân
  • Tiền đồ vạn dặm
  • Hoa ngoại lưu oanh
  • Lá vàng múa gió thu
  • Tiểu tiểu động phòng
  • Ngân hoa phi
  • Thần tình yêu tiễn
  • Tri âm nơi nào tìm
  • Nhai đầu nguyệt
  • Phượng Hoàng vu phi
  • Tống đại ca
  • Khảo hồng
  • Thiên trường địa cửu
  • Ca nữ chi ca
  • Tố nỗi lòng
  • Chủng hoa ca
  • Dưới ánh trăng cầu nguyện
  • Long Hoa hoa đào
  • Bất biến đích tâm
  • Cô nương tiêu xài một chút
  • Trạm gác cao bên trên
  • lang thị phong nhi tả thị lãng
  • Khúc ngủ ngon
  • Từ mẫu tâm
  • Bán tạp hoá
  • Chung Sơn xuân
  • Hai con đường bên trên
  • Chán ghét sáng sớm
  • Ba năm ly biệt lại gặp lại
  • Tô Tam hái trà
  • Hoa nở chờ người đến
  • Ức lương nhân
  • Bốn mùa tương tư
  • Cuồng hoan chi dạ  (1935)
  • Mã lộ thiên sử (1937)
  • Tây Sương Ký (1940)
  • Mạnh Lệ Quân (1940)
  • Hồng Lâu Mộng (1944)
  • Quán ăn đêm (1947)
  • Trường tương tư (1947)
  • Thanh cung bí sử (1948)
  • Hoa ngoại lưu oanh(1948)
  • Ca nữ chi ca (1948)
  • Chớ phụ thanh xuân (1949)
  • Hoa nhai (1950)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Yueh-yu Yeh, Emilie (1 tháng 1 năm 2012). “12. China”. Trong Creekmur, Corey; Mokdad, Linda (biên tập). The International Film Musical. Edinburgh University Press. tr. 173. ISBN 978-0-7486-3476-7.
  2. ^ “China Plus”. chinaplus.cri.cn. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2022.
  3. ^ “周璇两儿子爆出几十年恩怨纠葛(图)”. web.archive.org. 12 tháng 7 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2004. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2022.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  4. ^ “周璇两子为何结怨半生 几十年恩怨纠葛后的秘密”. archive.ph. 25 tháng 5 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2005. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2022.
  5. ^ “越洋连线专访周璇次子周伟:真实的周璇 (图)”. archive.ph. 17 tháng 7 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2022.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]