[go: up one dir, main page]
More Web Proxy on the site http://driver.im/Bước tới nội dung

Color TV-Game

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Color TV-Game
Một máy Color TV-Game Block Kuzushi
Nhà phát triểnNintendo R&D2
Mitsubishi Electronics
Nhà chế tạoNintendo
LoạiMáy chơi trò chơi điện tử gia đình
Máy chơi trò chơi điện tử chuyên dụng
Thế hệThế hệ thứ nhất
Ngày ra mắt1 tháng 6 năm 1977 (1977-06-01)
Vòng đời1977 (1977)–1983 (1983)[1]
Ngừng sản xuất1983
Số lượng bán3 triệu[2]
Sản phẩm sauFamily Computer
Nintendo Entertainment System

Color TV-Game[a] là một loạt năm máy chơi trò chơi điện tử tại gia chuyên dụng do Nintendo tạo ra, chỉ được phát hành tại Nhật Bản. Nintendo đã bán ra ba triệu máy của bốn mẫu đầu tiên: một triệu máy của mỗi mẫu trong số hai mẫu đầu tiên, Color TV-Game 6 và 15; và nửa triệu của mỗi mẫu trong số hai mẫu tiếp theo, Block BreakerRacing 112. Loạt Color TV-Game có doanh số bán hàng cao nhất trong thế hệ đầu tiên của máy chơi trò chơi điện tử. Máy có thể chạy bằng pin C hoặc bộ chuyển đổi AC. Đây cũng là hệ máy chơi trò chơi điện tử tại gia đầu tiên do Nintendo phát hành.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào cuối những năm 1970, Nintendo bắt đầu rời xa thị trường đồ chơi và bài lá, bước vào thị trường trò chơi điện tử đang phát triển nhanh. Quyết định của họ dựa trên việc phát hành trò chơi arcade cực kỳ thành công Space Invaders của Taito và cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 khiến việc sản xuất đồ chơi trở nên đắt đỏ.[3] Bước đột phá đầu tiên của Nintendo là Computer Othello vào năm 1975.[4] Theo sau là những trò chơi như Sheriff, Space FeverEVR-Race. Hầu hết trong số này đều không thành công nhưng đã khiến Nintendo coi trò chơi điện tử là thị trường tiếp theo đáng để nhảy vào.[5] Thị trường máy chơi trò chơi điện tử tại giạ cũng chứng kiến sự gia tăng chóng mặt, đặc biệt là ở Bắc Mỹ với việc phát hành hệ thống Pong của Atari vào năm 1975.[6] Điều này khiến thị trường trở nên tràn ngập các trò chơi "video tennis" tương tự khi các công ty tranh nhau kiếm tiền từ sự thành công của nó. Nintendo cũng không ngoại lệ và quyết định tạo ra hệ máy Pong chuyên dụng của riêng họ như một cách để mang sự thông dụng của nó đến Nhật Bản[6].

Máy Colour TV-Game do Nintendo Research & Development 2 (R&D2) và Mitsubishi Electronics hợp tác sản xuất.[7][8] Nintendo không có kiến ​​thức trước đó về sản xuất thiết bị điện tử, vì vậy họ đã tranh thủ sự giúp đỡ của Mitsubishi để sản xuất hàng loạt. Mitsubishi trước đây đã hỗ trợ Nintendo sản xuất EVR Race, mang đến mối quan hệ tốt đẹp giữa hai công ty.[9] Đối với hai máy đầu tiên, Color TV-Game 6 và Color TV-Game 15, Nintendo mua giấy phép từ Magnavox cho phép họ sản xuất máy chơi crò chơi Pong-esque của riêng mình. Magnavox đã tạo ra khái niệm ban đầu của Pong cho máy Magnavox Odyssey của họ, điều này đã truyền cảm hứng cho Atari tạo ra một trò chơi tương tự cho arcade.[10] Điều này khiến Magnavox tức giận, hãng đã kiện Atari và các nhà sản xuất Pong khác vì vi phạm quyền của công ty.[11] Chủ tịch Nintendo, ông Yamauchi Hiroshi, quy định máy chơi trò chơi điện tử phải sản xuất nhanh chóng với các bộ phận rẻ hơn để hạ giá thành sản phẩm. Ông muốn các hệ thống phải rẻ để người tiêu dùng mua, để tạo cho họ lợi thế so với các đối thủ của mình.[12] TV-Game 6 và 15 yêu cầu ít sản xuất do tính đơn giản của chúng. Mitsubishi thực hiện những thay đổi và chỉnh sửa nhỏ đối với máy trước khi phát hành.[9]

Color TV-Game 6 ra mắt vào ngày 1 tháng 6 năm 1977[1][13]. Máy bán lẻ với giá 9.800 yên, thấp hơn đáng kể so với các hệ máy cạnh tranh. Nintendo đã sử dụng điều này như một công cụ tiếp thị.[6] Như cái tên, máy chứa sáu biến thể của Pong, chẳng hạn như thêm các mái chèo, giảm kích thước của các mái chèo và thêm các lá chắn chống lệch ở giữa màn hình. Máy có thể được cung cấp năng lượng bằng pin hoặc bằng bộ đổi nguồn được bán riêng. Ngay sau khi phát hành, Nintendo đã phát hành phiên bản cải tiến của TV-Game 6, có vỏ ngoài màu trắng kem và bỏ bộ đổi nguồn[6]. Một biến thể thứ hai được sản xuất như một phần của chương trình khuyến mại với công ty thực phẩm House Foods để quảng cáo mì ăn liền House Shanmen. Máy giống hệt với TV-Game 6 gốc nhưng có logo House Shanmen trên vỏ. Phiên bản này sản xuất với số lượng rất hạn chế nên cực kỳ hiếm.[6] Sharp Electronics sản xuất các phiên bản TV-Game 6 có màu cam đậm để đi kèm với TV của họ.[6]

Tổng quát

[sửa | sửa mã nguồn]
Ảnh chụp màn hình một trong những trò chơi của Color TV-Game 15Color TV-Game 6.
Bản phát hành TV-Game cuối cùng, Computer TV-Game, chơi trò Computer Othello.

Color TV-Game 6

[sửa | sửa mã nguồn]

Ra mắt vào ngày 1 tháng 6 năm 1977 với Color TV-Game 6[14][15] Color TV-Game 6 là kết quả hợp tác phát triển với Mitsubishi Electronics.[16] Máy chứa sáu biến thể của Light Tennis (hoặc Pong) bao gồm Quần vợt, Khúc côn cầu và Bóng chuyền; mỗi cái có thể chơi ở chế độ đơn hoặc đôi. Người chơi điều khiển mái chèo của mình bằng các mặt số gắn trực tiếp vào máy. Ngoài ra, như là một thay thế cho phiên bản tiêu chuẩn, một mô hình chạy bằng pin C màu trắng của Color TV-Game 6 cũng ra mắt. Những máy chơi trò chơi màu trắng này có số lượng giới hạn, chỉ vài trăm chiếc.

Color TV-Game 15

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 8 tháng 6 năm 1977, chỉ một tuần sau TV Game 6, Nintendo đã phát hành Color TV-Game 15[17] [18] Với hai cần điều khiển nằm trên dây cáp (giúp cho việc chơi trò chơi thoải mái hơn nhiều) và 15 phiên bản Light Tennis hơi khác nhau, CTG 15 mang lại doanh số bán hàng hơn một triệu máy. Hai mô hình của CTG 15 đã được phát hành, chỉ khác nhau một chút màu sắc. Color TV Game 15 bao gồm hai biến thể của Khúc côn cầu, Bóng chuyền và Quần vợt và hai trò chơi theo kiểu bóng bàn. Mỗi trò chơi có thể được chơi ở chế độ đơn hoặc đôi. Trò chơi phụ là Penalty Shootout trong đó người chơi bắn bóng qua mục tiêu di chuyển liên tục. Ngoài ra, các điều khiển kiểu mái chèo được mở rộng ra ngoài bàn điều khiển và được nối dây vào máy. Bảng điều khiển được sản xuất với hai kiểu màu cam; kiểu màu cam nhạt ít phổ biến hơn. Nintendo đã bán hơn một triệu máy Color TV-Game 15.

Máy xuất hiện dưới dạng "Assist Trophy" trong Super Smash Bros. for Nintendo 3DS and Wii USuper Smash Bros. Ultimate.

Color TV-Game Racing 112

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 8 tháng 6 năm 1978, Nintendo phát hành Color TV-Game Racing 112[19], một trò chơi đua xe kiểu nhìn qua mắt chim, có kèm cả vô lăng và sang số. Ngoài ra, hai bộ điều khiển nhỏ hơn có thể được sử dụng cho nhiều người chơi. Trò chơi có một chiếc xe từ góc nhìn xa từ trên nhìn xuống đường đua và tránh những chiếc xe khác trên đường. Có thể chơi ở chế độ hai người chơi với tay cầm gắn ở mặt sau máy. Đây là dự án đầu tiên của Shigeru Miyamoto khi bắt đầu làm việc cho Nintendo, vì lúc đó ông chỉ là một nhân viên bình thường.[20] 160.000 máy đã được bán ra.

Color TV-Game Block Breaker

[sửa | sửa mã nguồn]

Color TV-Game Block Breaker[21] phát hành ngày 23 tháng 4 năm 1979; máy chơi trò chơi chạy một phiên bản chuyển đổi của Block Breaker (ブロック崩し Burokku Kuzushi?), một trong những trò chơi arcade của Nintendo dựa trên Breakout của Atari. Giống như Color TV-Game 6, mái chèo trong trò chơi được điều khiển bởi một mặt số gắn vào máy và có các công tắc để chơi các biến thể của cùng một trò chơi. Thiết kế bên ngoài là một trong những dự án trò chơi video đầu tiên của Shigeru Miyamoto sau khi gia nhập Nintendo vào năm 1977.

Computer TV-Game

[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ máy cuối cùng trong loạt Computer TV-Game[22] phát hành vào năm 1980, máy sản xuất và bán ra với số lượng hạn chế.[23][24] Trò chơi duy nhất trong máy là một bản chuyển đổi của trò chơi điện tử đầu tiên của Nintendo, Computer Othello. Trò chơi có thể chơi trực tiếp bởi hai người chơi, hoặc đấu với máy tính và khá tinh vi vào thời điểm đó. Nintendo chuyển đổi nó từ một trò chơi arcade, bằng cách tích hợp một bảng mạch arcade hoàn chỉnh làm cho máy trở nên to và nặng. Bộ nguồn nặng hơn hai kg. Máy có giá, 48.000 Yên khi phát hành.[25][26] Nếu so sánh, Famicom, xuất hiện chỉ 3 năm sau đó, có giá bằng một phần ba và có thể chơi hàng trăm trò chơi.[27]

Sự thành công của loạt Color TV-Game mang lại niềm tin vào lĩnh vực kinh doanh máy chơi trò chơi điện tử cho Nintendo, dẫn đến việc tạo ra Nintendo Entertainment System.

Nintendo xem loạt Color TV-Game là một hiện tượng, và là một thành công về mặt thương mại. Color TV-Game 6 và Color TV-Game 15 bán ra một triệu máy mỗi loại. Racing 112 và Block Kuzushi bán ra nửa triệu máy.[2] Thành công này đã thúc đẩy Nintendo tiếp tục theo đuổi thị trường máy chơi trò chơi điện tử, điều này đã dẫn đến việc tạo ra Family Computer và Nintendo Entertainment System. Các nhà xuất bản công nhận đây là máy chơi trò chơi điện tử đầu tiên của Nintendo.

Erik Voskuil, viết cho blog Before Mario, tin rằng một phần lý do khiến loạt Color TV-Game thành công là do giá thành rẻ hơn nhiều so với đối thủ.[6] Ông viết: "Gần ba mươi lăm năm và nhiều thế hệ máy chơi trò chơi điện tử Nintendo thành công đã ra đời, với hàng triệu máy bán ra và ngày càng cải tiến, chúng ta có thể suy ngẫm về khoảnh khắc này như là sự khởi đầu của một cái gì đó rất, rất lớn."[6] Trong cuốn sách năm 2004 Power-Up: How Japanese Video Games Gave the World an Extra Life, Chris Kohler nói lớp vỏ đầy màu sắc đóng vai trò quan trọng trong việc hệ thống hoạt động tốt như thế nào, nói rằng chúng giống đồ chơi hơn máy chơi trò chơi điện tử.[28] Luke Plunkett của Kotaku thừa nhận tầm quan trọng của hệ máy này khi nó chính là bước đột phá đầu tiên của Nintendo vào thị trường trò chơi điện tử, và tấm ảnh hưởng của nó đối với các hệ máy tiếp theo của họ. Plunkett đồng ý với Voskuil trong việc loạt máy này thành công nhờ mức giá thấp, vì nó đã thiết lập quan điểm "máy chơi trò chơi điện tử phải bán ra với lợi nhuận vừa phải" của Nintendo vẫn tiếp tục cho đến tận ngày nay.[29] Benj Edwards của PC Magazine cho rằng các máy Color TV-Game 6 và Color TV-Game 15 nói riêng đã mang lại niềm tin cho Nintendo trên thị trường, do thành công về mặt thương mại của họ. Ông cũng lưu ý Block Kuzushi đánh dấu màn ra mắt của Miyamoto Shigeru, một nhân vật quan trọng trong công ty.[30]

Nintendo đã tham chiếu hệ thống Color TV-Game và các trò chơi tích hợp của họ trong các nhượng quyền thương mại khác. Alleyway, tựa trò chơi ra mắt cho Game Boy, được cho là dựa trên Block Kuzushi của Color TV-Game.[31] Nhà báo Jeremy Parish đã đi xa hơn khi nói Alleyway là một sự trở lại của Block Kuzushi, do nó gắn liền với nguồn gốc của Nintendo.[31] WarioWare, Inc: Mega Microgames! bao gồm một minigame dựa trên Racing 112, trong đó người chơi có năm giây để né những chiếc xe đang di chuyển.[32] Đây là một phần của giai đoạn 9-Volt, bao gồm các trò chơi nhỏ tập hợp các trò chơi điện tử cũ hơn của Nintendo. Một minigame Color TV-Game 6 xuất hiện ở màn chơi của 9-Volt và 18-Volt trong WarioWare: Smooth Moves.[12] Một cúp hỗ trợ dựa trên TV-Game 15 xuất hiện trong Super Smash Bros. for Nintendo 3DS and Wii U và phần tiếp theo là Super Smash Bros. Ultimate.[33] Khi được triệu hồi, nó sinh ra một cặp mái chèo để phóng một quả bóng qua màn chơi, gây sát thương cho các chiến binh chạm vào nó. Vào cuối năm 2020, một tựa trò chơi Nintendo 3DS do Butterfly phát triển có tên là The Queen TV-Game 2 đã thu hút chú ý với lối chơi dựa trên Color TV-Game 6.[34]

  1. ^ カラー テレビゲーム Karā Terebi-Gēmu?

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b DeMaria, Rusel; Wilson, Johnny L. (2003). High Score!: The Illustrated History of Electronic Games (ấn bản thứ 2). McGraw-Hill. tr. 363, 378. ISBN 978-0-07-223172-4.
  2. ^ a b Sheff, David; Eddy, Andy (1999). Game Over: How Nintendo Zapped an American Industry, Captured Your Dollars, and Enslaved Your Children. GamePress. tr. 27. ISBN 978-0-9669617-0-6. Nintendo gia nhập thị trường quê nhà Nhật Bản với sự ra mắt đầy ấn tượng của Color TV-Game 6, chơi sáu phiên bản tennis. Phần tiếp theo mạnh mẽ hơn, Color TV-Game 15. Một triệu máy mỗi loại đã được bán ra. Nhóm kỹ sư cũng đã đưa ra các hệ máy chơi một trò chơi phức tạp hơn, được gọi là "Blockbuster", cũng như một trò chơi đua xe. Nửa triệu máy trong số này đã được bán. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “CTGsales” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  3. ^ Parish, Jeremy (ngày 21 tháng 1 năm 2014). “35 Years Ago, Nintendo's First Brush With Video Disaster”. USGamer. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2019.
  4. ^ Plunkett, Luke (ngày 21 tháng 4 năm 2011). “Nintendo's First Arcade Games Were, Well, Pretty Sucky”. Kotaku. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2020.
  5. ^ Kent, Steven L. (2002). The Ultimate History of Video Games: The Story Behind the Craze that Touched our Lives and Changed the World. New York: Random House International. ISBN 978-0-7615-3643-7. OCLC 59416169.Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)
  6. ^ a b c d e f g h Voskuil, Erik (ngày 9 tháng 4 năm 2011). “Nintendo Color TV-Game 6 (カラー テレビゲーム 6, 1977)”. Before Mario. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2020.
  7. ^ Voskuil, Erik (ngày 15 tháng 3 năm 2011). “Nintendo Color TV Game Series (カラー テレビゲーム シリーズ, 1977-1979)”. Before Mario. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2020.
  8. ^ Subramanian, Annapoornima M; Chai, Kah-Hin; Mu, Shifeng (2011). “Capability Reconfiguration of Incumbent Firms: Nintendo in the Video Game Industry”. Technovation. 31 (5): 228–239. doi:10.1016/j.technovation.2011.01.003.
  9. ^ a b Yamazaki, Isao (ngày 26 tháng 11 năm 2016). Famicom Complete Guide (bằng tiếng Nhật). Shufu no Tomosha. tr. 99. ISBN 978-4074176397.
  10. ^ Shea, Cam (ngày 10 tháng 3 năm 2008). “Al Alcorn Interview”. IGN. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2008.
  11. ^ “Magnavox Sues Firms Making Video Games, Charges Infringement”. The Wall Street Journal. ngày 17 tháng 4 năm 1974.
  12. ^ a b Gorges, Florent (ngày 20 tháng 11 năm 2012). The History of Nintendo 1889-1980. Pix'N Love. ISBN 978-2918272151.
  13. ^ Fleming, Dan (1996). Powerplay. Manchester University Press ND. tr. 180. ISBN 978-0-7190-4717-6.
  14. ^ カラー テレビゲーム6 Karā Terebi-Gēmu Roku?
  15. ^ Fleming, Dan (1996). Powerplay. Manchester University Press ND. tr. 180. ISBN 978-0-7190-4717-6.
  16. ^ Subramanian, Annapoornima M; Chai, Kah-Hin; Mu, Shifeng (2011). “Capability Reconfiguration of Incumbent Firms: Nintendo in the Video Game Industry”. Technovation. 31 (5).
  17. ^ カラーテレビゲーム15 Karā Terebi-Gēmu Jū Go?
  18. ^ “【任天堂「ファミコン」はこうして生まれた】第2回:電卓をあきらめてゲーム機ヘ”. nikkeibp.co.jp (bằng tiếng Nhật). Nikkei Business Publications, Inc. 30 tháng 9 năm 2008. Truy cập 24 Tháng hai năm 2015. こうして任天堂は1977年に、価格9800円の「カラーテレビゲーム 6」と、価格1万5000円の「カラーテレビゲーム 15」を売り出すことになる。
  19. ^ カラーテレビゲームレーシング112 Karā Terebi-Gēmu Rēshingu Hyaku Jū Ni?
  20. ^ “Color TV-Game 15 (Object) - Giant Bomb”. Giant Bomb (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2018.
  21. ^ カラーテレビゲームブロック崩し Karā Terebi-Gēmu Burokku Kuzushi?
  22. ^ コンピューターテレビゲーム Konpyūtā Terebi-Gēmu?
  23. ^ Vox. “Nintendo Computer TV-Game home video games console”. Vox Odyssey (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 12 năm 2019. Truy cập 19 Tháng hai năm 2020.
  24. ^ “Consolevariations - Nintendo Computer TV Game”. Consolevariations (bằng tiếng Anh). Truy cập 19 Tháng hai năm 2020.
  25. ^ Voskuil, Erik. “Nintendo Computer TV Game (コンピュータ TV ゲーム, 1980)” (bằng tiếng Anh). Truy cập 19 Tháng hai năm 2020.
  26. ^ “Computer TV Game (Nintendo, April 1980) @ Magweasel” (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 1 năm 2020. Truy cập 19 Tháng hai năm 2020.
  27. ^ “Nintendo Computer TV Game (コンピュータ TV ゲーム, 1980)”. blog.beforemario.com. Truy cập 5 Tháng hai năm 2017.
  28. ^ Kohler, Chris (ngày 19 tháng 10 năm 2016). Power-Up: How Japanese Video Games Gave the World an Extra Life. Dover Publications. ISBN 978-0486801490.
  29. ^ Plunkett, Luke (ngày 25 tháng 3 năm 2011). “Nintendo's First Console Is One You've Never Played”. Kotaku. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2020.
  30. ^ Edwards, Benj (ngày 26 tháng 1 năm 2017). “The Lost World of Early Nintendo Consoles”. PC Magazine. Ziff Davis. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2020.
  31. ^ a b Parish, Jeremy (ngày 21 tháng 4 năm 2014). “Alleyway Retrospective”. YouTube. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2020.
  32. ^ Baker, Kevin (ngày 22 tháng 5 năm 2013). The Ultimate Guide to Classic Game Consoles. eBookIt.com. tr. 12. ISBN 9781456617080. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2020.
  33. ^ Radulovic, Petrana (ngày 22 tháng 6 năm 2018). “Super Smash Bros. Ultimate: Everything we know”. Polygon. Vox Media. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2020.
  34. ^ “The Queen TV-Game 2”. Nintendo of America. Bản gốc lưu trữ 26 Tháng hai năm 2021. Truy cập 31 Tháng Ba năm 2021. Retrieved ngày 4 tháng 12 năm 2020.