[go: up one dir, main page]
More Web Proxy on the site http://driver.im/

Pennsylvania

tiểu bang của Hoa Kỳ

Thịnh vượng chung Pennsylvania (tiếng Anh: Commonwealth of Pennsylvania; IPA: [pɛnsl̩veɪnjə] hoặc [pɛnsl̩veɪniə]) là một tiểu bang nằm ở vùng Đông Bắc , vùng Trung-Đại Tây Dương, vùng Appalachia, và vùng Ngũ Đại Hồ của Hoa Kỳ. Tiểu bang giáp Delaware ở phía Đông Nam, Maryland ở phía Nam, West Virginia ở phía Tây Nam, Ohiosông Ohio ở phía Tây, hồ ErieNew York ở phía Tây, sông DelawareNew Jersey ở phía Đông, và tỉnh bang Ontario của Canada to ở phía Tây Bắc qua hồ Erie.

Thịnh vượng chung Pennsylvania
Cờ Pennsylvania Huy hiệu Pennsylvania
Cờ Huy hiệu
Biệt danh: Keystone State, Quaker State, Coal State, Oil State
Ngôn ngữ chính thứcKhông có; tiếng Anh trên thực tế
Địa lý
Quốc gia Hoa Kỳ
Thủ phủHarrisburg
Thành phố lớn nhấtPhiladelphia
Diện tích119.283 km² (hạng 33)
• Phần đất116.074 km²
• Phần nước3.208 km²
Chiều ngang455 km²
Chiều dài255 km²
Kinh độ74°43' Tây - 80°31' Tây
Vĩ độ39°43' Bắc - 42° Bắc
Dân số (2018)12.807.060 (hạng 6)
• Mật độ105,80 (hạng 10)
• Trung bình335 m
• Cao nhấtMount Davis m
• Thấp nhất0 m
Hành chính
Ngày gia nhập12 tháng 12 năm 1787 (thứ 2)
Thống đốcJosh Shapiro (Dân chủ)
Thượng nghị sĩ Hoa KỳJohn Fetterman (DC)
Bob Casey, Jr. (DC)
Múi giờEST (UTC-5)
• Giờ mùa hèEDT
Viết tắtPA US-PA
Trang webwww.state.pa.us

Pennsylvania được sáng lập vào năm 1681. Trước đó, một phần của tiểu bang từng là thuộc địa của Đế quốc Thụy Điển. Tỉnh Pennsylvania được biết đến với mối quan hệ tương đối hòa hảo với thổ dân, hệ thống chính quyền tân tiến và lòng bao dung về mặt tôn giáo. Pennsylvania đóng vai trò mấu chốt trong cuộc Cách mạng Mỹ và cũng là nơi diễn ra Đệ nhất Quốc hội Lục địaĐệ nhị Quốc hội Lục địa. Vào ngày 12 tháng 12 năm 1787, Pennsylvania trở thành tiểu bang thứ hai thông qua Hiến pháp Hoa Kỳ. Trong suốt cuối thế kỷ XIX và thế kỷ XX, nền kinh tế dựa vào sản xuất chế tạo của tiểu bang góp phần lớn phát triển cơ sở hạ tầng của Mỹ.

Pennsylvania là tiểu bang đông thứ 5 của Hoa Kỳ với hơn 13 triệu dân theo Thống kê dân số Hoa Kỳ năm 2020. Tiểu bang này cũng là tiểu bang có diện tích lớn thứ 33 của Hoa Kỳcó mật độ dân số cao thứ 9 trong số các tiểu bang của Hoa Kỳ.

Lịch sử

sửa

Những người đầu tiên xuất hiên ở mảnh đất ngày nay là Pennsyvalnia là thổ dân châu Mỹ từ gần 20000 năm trước.[1] Đến thể kỷ 17, Người Thụy Điển (Tân Thụy Điển) và Hà Lan (Tân Hà Lan) là những dân khai phá đầu tiên đến từ châu Âu. Năm 1681, một người Anh thuộc tổ chức tôn giáo Quaker tên là William Penn được vua Charles II nhượng cho Tỉnh Pennsylvania, đổi lại món nợ £16.000 với cha ông sẽ được xóa bỏ. Ban đầu Penn định đặt tên "New Wales", bởi vì khung cảnh ở đây làm ông liên tưởng đến xứ Wales. Cái tên này bị phản đối, cho nên Penn sau đó đề nghị "Sylvania", tiếng Latin cho "khu rừng", để thay thế. Charles II sửa lại thành "Pennsylvania" để tôn vinh cha ông. Vì sợ mọi người nghĩ rằng ông đặt tên cho vùng đất theo tên ông, William Penn chống lại ý tưởng đó, nhưng yêu cầu này không được chấp nhận.

Từ năm 1730 cho đến khi bị Quốc hội chính quốc ép ngừng vào năm 1764, thuộc địa Pennsylvania ban hành tiền giấy riêng. Thuộc địa này in các tờ tín dụng (bill of credit), thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Đệ nhất Quốc hội Lục địaĐệ nhị Quốc hội Lục địa diễn ra ở Philadelphia, nhưng khi quân Anh chiếm được Philadelphia, Quốc hội Lục địa chuyển sang Lancaster rồi sang York. Ở York, Các điều khoản Hợp bang được thông qua, hợp nhất 13 tiểu bang thành liên bang. Sau đó, bản Hiến pháp Hoa Kỳ được phác thảo và ký kết ở Independence Hall. Vào ngày 12 tháng 12 năm 1787, Pennsylvania trở thành tiểu bang thứ hai thông qua Hiến pháp Hoa Kỳ sau Delaware.

Địa lý

sửa

Pennsylvania rộng 274 km từ Bắc xuống Nam và dài 455 km từ Đông sang Tây. Trong số 13 thuộc địa, Pennsylvania là tiểu bang duy nhất không giáp Đại Tây Dương. Tuy vậy, tiểu bang vẫn giáp hồ Erie và sông Delaware.

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Ancient Pa. Dwelling Still Dividing Archaeologists - CBS Pittsburgh”. www.cbsnews.com (bằng tiếng Anh). 11 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2024.