[go: up one dir, main page]
More Web Proxy on the site http://driver.im/

M1 Garand hoặc Súng trường M1 là khẩu súng trường bán tự động và là súng trường chiến đấu của Hoa Kỳ trong Thế chiến IIChiến tranh Triều Tiên.[1]

Súng trường M1 Garand
Góc nhìn phải và trái của súng trường M1 Garand
LoạiSúng trường, Súng trường tự động, Súng trường chiến đấu, Súng cầm tay
Nơi chế tạo Hoa Kỳ
 Ý (Sản xuất nội địa theo li-xăng của Winchester tại nhà máy của Beretta dưới tên gọi BM-59)
 Đế quốc Nhật Bản (Type 4 "Garand")
Lược sử hoạt động
Phục vụ1936 - 1958 (Hoa Kỳ)
1940 - nay (Nhiều quốc gia khác)
Sử dụng bởi UN
 Hoa Kỳ
 Ý
 Đế quốc Nhật Bản
 Nhật Bản
 Hàn Quốc
 Canada
 Pháp
 Úc
 New Zealand
 Quần đảo Solomon
 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Việt Minh
 Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
 Việt Nam
 Ấn Độ
 Colombia
 Israel
 Jordan
 Trung Hoa Dân Quốc
 Trung Quốc
 Singapore
 Indonesia
 Malaysia
 Quần đảo Marshall
 Liên bang Micronesia
 Tây Đức
 Đức
 Brasil
 Cuba
 Uruguay
 Mexico
 Brunei
 Lào
 Cộng hòa Nhân dân Campuchia
 Campuchia
 Thái Lan
 Philippines
 Na Uy
 Đan Mạch
 Liberia
 Nam Phi
 Khối Thịnh vượng chung
 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
TrậnChiến tranh thế giới thứ hai
Chiến tranh Thái Bình Dương
Chiến dịch quần đảo Gilbert và Marshall
Trận Tarawa
Chiến dịch Guadalcanal
Chiến dịch quần đảo Mariana và Palau
Chiến dịch quần đảo Ogasawara và Ryukyu
Chiến dịch quần đảo Aleut
Trận Iwo Jima
Trận Okinawa
Chiến tranh Triều Tiên
Chiến tranh Việt Nam
Xung đột Ả Rập-Israel
Chiến tranh Đông Dương
Sự kiện Vịnh Con Lợn
Nội chiến Lào
Nội chiến Campuchia
Nội chiến Trung Quốc
Chiến tranh biên giới Lào-Thái Lan
Chiến dịch phản công biên giới Tây-Nam
Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979
Cách mạng Cuba
Lược sử chế tạo
Người thiết kếJohn Garand
Năm thiết kế1928
Nhà sản xuấtSpringfield
Winchester
Harrington & Richardson
International Harvester
Beretta (Ý)
Breda (Ý)
Springfield Armory, Inc. (Phiên bản thể thao, dân sự)
Giai đoạn sản xuất1937 - 1957 (Hoa Kỳ)
1959 - ? (Beretta BM 59 của Ý)
1945 (Type 5 Garand của Đế quốc Nhật Bản)
Số lượng chế tạo5,468,772 khẩu
Các biến thểM1C Garand
M1D Garand

Type 5 Garand
Beretta BM 59
Thông số
Khối lượng4.31 kg (Khi chưa nạp đạn)
5.38 kg (Khi đã nạp đầy đạn)
Chiều dài1,100mm (43.5 in)

Đạn.30-06 Springfield
7,62×51mm NATO
7,7×58mm Arisaka (Type 5 garand)
Cơ cấu hoạt độngTrích khí
Tốc độ bắn80-85 viên/phút
Sơ tốc đầu nòng853 m/giây
Tầm bắn hiệu quả402 m
Tầm bắn xa nhấtKhoảng 1200 m
Chế độ nạpKẹp đạn en-bloc 8 viên (M1 Garand )
Băng đạn 10 viên có thể tháo rời , được nạp bằng 2 kẹp đạn rời 5 viên ( Type 5 garand)
Băng đạn 20 viên có thể tháo rời (Beretta BM-59)
Ngắm bắnĐiểm ruồi hoặc kính ngắm M84

Lịch sử hoạt động

sửa
 
M1 Garand được trưng bày trong viện bảo tàng lịch sử ở Stockholm, Thụy Điển.

Thế chiến thứ hai (1939 - 1945)

sửa
 
2 lính bộ binh Mỹ đang tập luyện với 2 khẩu M1 Garand tại Bastogne
 
Hai lính thủy đánh bộ Mỹ với 2 khẩu M1 Garand ở Mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ hai

Trong Thế chiến 2, M1 Garand được sử dụng rộng rãi bởi Quân đội Hoa Kỳ. Nó nhận được nhiều lời khen ngợi nhờ các ưu điểm: tốc độ bắn khá cao, bền, dễ sử dụng, uy lực mạnh, bắn khá chính xác,... Nó giúp lính Mỹ chiếm ưu thế trước lính Đức (hay lính Nhật) chỉ được trang bị những khẩu súng trường bắn phát một Karabiner 98k (hay Arisaka Type 99).

Anh và các nước trong Khối Thịnh vượng chung (Canada, Ấn Độ, Úc, Trung Quốc,...), Liên Xô, Trung Quốc, Pháp Tự do... đều nhận được một vài lô súng M1 Garand do Hoa Kỳ cung cấp thông qua chương trình Lend - Lease, nhưng quân đội các nước này lại ít sử dụng đến nó (hoặc thậm chí là không sử dụng) vì họ cũng có riêng cho mình những mẫu súng trường chiến đấu khác không thua kém gì khẩu M1 Garand. Quân đội Anh và các nước Khối Thịnh vượng chung có khẩu Lee-Enfield, Hồng quân Liên XôMosin-NagantSVT-40, Quốc dân Cách mệnh Quân của Quốc Dân Đảng thì dùng nhiều những khẩu súng trường Type 24 "Trung Chính" (tên tiếng Trung: 中正式) do Kho vũ khí Hán Dương của họ chế tạo theo mẫu của Đức, trong khi Bát lộ quânTân Tứ quân của Đảng Cộng sản Trung Quốc thì lại dùng nhiều những khẩu Mosin-Nagant (do Liên Xô viện trợ), Quân đội Pháp Tự do thì có khẩu MAS-36 và khẩu Lebel 1886. Quân đội Anh có kế hoạch thay thế Lee-Enfield bằng M1 Garand nhưng do chi phí quá đắt đỏ nên kế hoạch này đã bị quân đội Anh hủy bỏ và họ chấp nhận hiện đại hóa Lee-Enfield để sử dụng tiếp.

Trong thời gian Chiến tranh Triều Tiên diễn ra, Quốc quân Đại Hàn Dân QuốcQuân đội Hoa Kỳ sử dụng 2 khẩu súng trường bán tự động M1 Garand và M1 Carbine hết sức rộng rãi. Đối chọi với họ là Quân đội Nhân dân Triều TiênChí nguyện quân Trung Quốc sử dụng những khẩu Mosin-Nagant do Liên Xô viện trợ. M1 Garand được binh lính khen ngợi vì nó giúp họ chiếm thế thượng phong trước những khẩu súng trường bắn phát một Mosin-Nagant trên chiến trường. Qua hai đợt viện trợ, Hàn Quốc đã nhận được tổng cộng 296.450 khẩu M1 Garand từ Mỹ. Quân đội Hàn Quốc đã sử dụng M1 Garand trong giai đoạn đầu Chiến tranh Việt Nam.

Sau khi cuộc chiến ở Triều Tiên kết thúc, quân đội Hoa Kỳ đã bắt đầu triển khai một dự án thiết kế vũ khí mới để thay thế cho tất cả các mẫu vũ khí từ thời Thế chiến 2 của họ như: M1 Garand, M1 Carbine, Tiểu liên Thompson, M3 Grease GunM1918 BAR. Vào ngày 26 tháng 3 năm 1958, Quân đội Hoa Kỳ chính thức đưa vào sử dụng M14, một mẫu súng trường tấn công sử dụng đạn 7,62×51mm NATO được phát triển trực tiếp từ M1 Garand.

Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1946-1954)

sửa
 
Ông John Garand (người mặc comple, đeo kính đứng ở bên trái) đang chỉ cách sử dụng khẩu M1 cho trung tướng Charles M. Wesson (người mặc quân phục đứng ở giữa) và thiếu tướng Gilbert H. Stewart (người mặc quân phục đứng ở bên phải).

Từ năm 1950 đến năm 1964, Quân đội Pháp đã nhận được 232.500 khẩu M1 Garand do Hoa Kỳ cung cấp. Quân đội Pháp gọi khẩu súng này là Fusil semi-automatique 7 mm 62 (C. 30) M.1. Trong Chiến tranh Đông Dương, Quân đội PhápQuốc gia Việt Nam sử dụng khẩu M1 Garand và M1 Carbine với số lượng không nhỏ để thay cho những khẩu súng trường bắn phát một MAS-36 chậm chạp, lỗi thời. Từ sau năm 1951, Quân đội Pháp thay M1 Garand bằng MAS-49, một mẫu súng trường bán tự động sử dụng loại đạn 7,5x54mm do Người Pháp phát triển. Còn Quân đội Quốc gia Việt Nam thì vẫn tiếp tục sử dụng nó đến khi chuyển vào Nam theo hiệp định Geneve 1954. Quân đội nhân dân Việt Nam cũng thu được khá nhiều súng này từ Quân đội PhápQuốc gia Việt Nam sau các chiến dịch Chiến dịch Việt Bắc (1947) và Chiến dịch Biên giới (1950) nhưng bộ đội chủ lực của Việt Minh lại ít sử dụng đến khẩu súng này vì nó không sử dụng chung cỡ đạn 7.62×54mmR (của súng K-44) được Liên XôTrung Quốc viện trợ.

Tại chiến trường Nam Bộ, tuy không được cung cấp trực tiếp từ trung ương nhưng các đơn vị chủ lực của Việt Minh đóng tại đây lại trang bị M1 Garand như là một chiến lợi phẩm thu được từ quân Pháp và Quốc gia Việt Nam. Họ gọi nó là: súng trường M1 Ga-răng (đọc phiên âm từ "Garand" theo tiếng Pháp).

Chiến tranh Việt Nam (1955-1975)

sửa

Trong giai đoạn 1950-1975, Quân lực Việt Nam Cộng hòa (hay trước đó là Quân đội Quốc gia Việt Nam) đã nhận được khoảng 220.300 khẩu M1 Garand từ Hoa Kỳ. Bên cạnh được viện trợ thì quân đội Việt Nam Cộng Hòa cũng được trực tiếp kế thừa những khẩu M1 Garand mà Quân đội Pháp để lại ở Miền Nam Việt Nam sau năm 1954. M1 Garand được nhìn thấy sử dụng rộng rãi bởi các đơn vị vũ trang của Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong giai đoạn đầu cuộc chiến (1955-1963). Từ năm 1967 trở đi thì nó dần bị thay thế bằng M16.

Ưu điểm và nhược điểm

sửa
 
Kẹp đạn "en-bloc" 8 viên của M1 Garand.

Súng có nhiều ưu điểm như tốc độ bắn nhanh hơn nhiều so với súng trường bắn phát một, bền, dễ sử dụng, bắn khá chính xác, tầm bắn hiệu quả khá xa. Nhược điểm của súng là khá dài (1,1 m khi chưa gắn lưỡi lê) và tương đối nặng nề (khi chưa nạp đạn thì súng đã nặng tới 4,31 kg), lực giật khi bắn cũng khá mạnh. Hơn nữa, xạ thủ phải bắn hết đạn trong buồng đạn mới có thể nạp lại được đầy đạn vào trong buồng , vì vậy , vào cuối chiến tranh, đã có nhiều phiên bản thử nghiệm M1 Garand sử dụng loại băng đạn 20 viên có thể tháo rời của súng máy trung liên Browning M1918.

Các quốc gia hiện đang sử dụng

sửa
  •   Bỉ: Cảnh sát Bỉ sử dụng làm súng trường Nghi lễ.
  •   Hy Lạp: Đã nhận được 186.090 khẩu súng trường M1 Garand và 1880 khẩu M1C/M1D từ Chính phủ Hoa Kỳ trước năm 1975. Vẫn được Đội cận vệ Tổng thống và Đội cận vệ Danh dự của Bộ Quốc phòng sử dụng cho các nhiệm vụ Nghi lễ.
  •   Haiti: Hàng ngàn người đã được mua từ nhiều nguồn khác nhau và nhận viện trợ từ Hoa Kỳ.
  •   Na Uy: Nhận 72.800 khẩu súng trường M1 Garand từ Chính phủ Hoa Kỳ trước năm 1964.
  •   Thổ Nhĩ Kỳ: Nhận 312.430 khẩu súng trường M1 Garand từ Chính phủ Hoa Kỳ vào năm 1953–1970, đã tham gia Chiến tranh Triều TiênThổ Nhĩ Kỳ xâm lược Síp. Vẫn được Lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng làm vũ khí nghi lễ.
  •   Đài Loan: Đội Danh dự tại Đài tưởng niệm Tưởng Giới Thạch - Đài Loan

Các quốc gia đã từng sử dụng

sửa

Iran : Nhận 165.490 khẩu súng trường M1 từ chính phủ Mỹ trước năm 1964.

  •   Iran: Nhận 165.490 khẩu súng trường M1 Garand từ Chính phủ Hoa Kỳ trước năm 1964 thời Nhà nước Đế quốc Iran.
  •   Israel: Nhận tới 60.000 khẩu súng trường M1 Garand từ Chính phủ Hoa Kỳ trước năm 1975.
  •   Ý: Được quân đội Ý sử dụng từ năm 1945. Beretta sản xuất theo giấy phép 100.000 khẩu súng trường M1 Garand từ năm 1950 cho đến khi BM59 được áp dụng vào năm 1959. Cũng nhận được 232.000 khẩu súng trường M1 Garand từ Chính phủ Hoa Kỳ trong khoảng thời gian từ 1950 đến 1970. Súng trường M1 Garand được biết đến trong Quân đội Ý với tên gọi Fucile «Garand» M1 cal. 7,62.
  •   Nhật Bản: Cấp cho Lực lượng phòng vệ Nhật Bản . Vẫn được JSDF sử dụng làm vũ khí nghi lễ.
  •   Đế quốc Nhật Bản : Sao chép thành súng trường Type 5 garand để thử nghiệm, được sửa đổi dùng loại đạn 7,7×58mm Arisaka và gắn băng đạn 10 viên
  •   Jordan: Đã nhận khoảng 25.000-30.000 khẩu súng trường M1 từ chính phủ Hoa Kỳ trước năm 1974.
  •   Hàn Quốc: Những khẩu súng trường đầu tiên được cung cấp cho Cảnh sát Hàn Quốc trước năm 1947, sau đó cho Cảnh sát Hàn Quốc vào tháng 2 năm 1948. Từ tháng 8 năm 1948 đến tháng 6 năm 1949, 41.897 khẩu súng trường M1 Garand đã được chuyển giao cho Lực lượng Vũ trang Hàn Quốc từ Chính phủ Hoa Kỳ. Quân đội Hàn Quốc được trang bị 40.378 khẩu súng trường M1 Garand trước Chiến tranh Triều Tiên. Chính phủ Hoa Kỳ đã cung cấp thêm 471.839 súng trường M1 Garand trong chiến tranh, và súng trường phục vụ trong Quân đội Hàn Quốc đạt 152.328 (tháng 12 năm 1950), 189.704 (tháng 12 năm 1951), 221.079 (tháng 12 năm 1952) và 266.633 (27 tháng 7 năm 1953). [lưu ý 1] Cũng được sử dụng trong những năm đầu của Chiến tranh Việt Nam cho đến khi súng trường M16A1 được cung cấp cho người Hàn Quốc từ năm 1966. Súng trường M1 Garand được thay thế bằng súng M16A1 được sản xuất theo giấy phép và bị loại khỏi hoạt động tại ngũ ở 1978. Nhiều khẩu súng trường M1 Garand được bán lại cho Chính phủ Hoa Kỳ để sử dụng Dân sự: 100.000 khẩu súng trường M1 Garand từ năm 1986 đến 1989 thông qua Blue Sky, và 85.000 khẩu súng trường M1 Garand từ năm 1991 đến 1993 thông qua Century Arms. [ghi chú 2] Kể từ năm 2006, Hàn Quốc đã lên kế hoạch bán thêm một lô 83.000 khẩu súng trường trong số 87.310 khẩu còn lại, nhưng kế hoạch đã bị chính quyền Obama cản trở vì những khẩu súng này " có thể bị lợi dụng bởi các cá nhân tìm kiếm vũ khí cho mục đích bất hợp pháp". Hiện nay được sử dụng cho Nghi lễ.
  •   Vương quốc Lào: Nhận 36.270 khẩu súng trường M1 từ chính phủ Hoa Kỳ vào năm 1950—1975.
  •   Lào
  •   Liberia
  •   Hà Lan: được gọi là Geweer Garand 7,62mm trong Quân đội Hà Lan và Geweer v/7,62 mm no. 2 S/aut của Hải quân Hà Lan.

Nicaragua : Nhận 5000 súng trường M1 Garand từ Chính phủ Hoa Kỳ 1954 MAP mua 1500 súng trường M1 Garand từ Canada

Các phiến quân và khủng bố sử dụng

sửa
  • Mặt trận Giải phóng Quốc gia Moro: Được sử dụng bởi các chiến binh MNLF.[2]
  • Quân đội Cộng hòa Ireland lâm thời

Chú thích và tham khảo

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Seijas, Bob. “History of the M1 Garand Rifle”. Garand Collectors Association (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2019.
  2. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên rifles147