[go: up one dir, main page]
More Web Proxy on the site http://driver.im/

Cư dân mạng hay công dân mạng (tên tiếng Anh: netizen) là một thuật ngữ có nguồn gốc bằng từ ghép của các từ tiếng tiếng AnhInternetcitizen (công dân). Cư dân mạng được định nghĩa là một thực thể hay cá nhân tích cực tham gia vào cộng đồng mạng (online) và người dùng (user), thành viên của những mạng xã hội, thông qua các hình thức như giao lưu trực tuyến, trao đổi trực tuyến, trò chuyện trực tuyến, liên lạc trực tuyến và các hình thức khác của mạng xã hội.[1][2] Thuật ngữ này cũng có thể bao hàm sự quan tâm trong việc cải thiện Internet, đặc biệt là liên quan đến việc mở trong truy cập mạng và tự do ngôn luận.[3] Trong tiếng Anh, cư dân mạng cũng thường được gọi là cybercitizens tức cư dân ảo, cộng đồng ảo trong đó có ý nghĩa như nhau.

Hiện trạng

sửa

Mạng xã hội có những tính năng như chat, thư điện tử (e-mail), phim ảnh, chat voice, chia sẻ tập tin, blog và xã luận. Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới.[4] Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo nhóm (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán...

Tên Miêu tả Số thành viên
Windows Live Spaces Blog 120 000 000[5]
Facebook Tỉ lệ truy cập cao nhất ở Canada và ở Anh, nhiều nhân vật nổi tiếng 750 000 000 (tài khoản hoạt động)[6]
Google+ Mạng xã hội của Google 540 000 000[7]
Friendster Rất phổ biến ở Philippines, Malaysia, IndonesiaSingapore 115 000 000[8]
hi5 Audience variée (Amérique centrale, Mongolie, Roumanie,...)[liên kết hỏng] 80 000 000[9]
Tagged Tagged.com 70 000 000[10]
Flixster Thiết kế dành cho những người yêu phim ảnh 69 000 000[11]
Weibo Rất phổ biến tại Trung Quốc 55 000 000[cần dẫn nguồn][12]
Classmates Giúp mọi người tìm lại được những người bạn học cũ 40 000 000[13]
Bebo Bebo Được sử dụng rộng rãi nhất ở Ireland 40 000 000[14]
Orkut Rất phổ biến ở BrasilẤn Độ 37 000 000[15]
Netlog Rất phổ biến tại Bỉ 35 000 000[16]
Twitter Mạng nhắn tin nhanh, blog nhỏ 100 triệu[17]

Việt Nam nhiều người trong giới giải trí như ca sĩ, diễn viên, người mẫu và những người nổi tiếng khác thường có nhiều chiêu trò đánh bóng tên tuổi của mình thông qua việc phát ngôn gây tranh cãi, gây sốc, tung ảnh khỏa thân, phát tán ảnh hoặc clip về cảnh giường chiếu, cảnh đánh nhau viết tâm thư đặng lên mạng, giả gái, ăn mặc hở hang, tuyên bố đồng tính, nói xấu đời tư người khác và nhiều chiêu trò khác thông qua các mạng xã hội gây xôn xao, sửng sốt cho cư dân mạng từ đó tạo hiệu ứng xã hội rất lớn và qua làm nổi bật tên tuổi của mình.[18][19][20][21][22]

Chú thích

sửa
  1. ^ netizen, Dictionary.com
  2. ^ The Net and Netizens by Michael Hauben, Columbia University.
  3. ^ What is netizen? definition
  4. ^ “International Network for Social Network Analysis”. Truy cập 4 tháng 6 năm 2014.
  5. ^ “Windows Live Spaces: Fact Sheet - tháng 8 năm 2006”. News Center. Microsoft.
  6. ^ “Facebook”. Facebook, Inc. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2010. Đã bỏ qua văn bản “Statistics” (trợ giúp)
  7. ^ “Google+ Hits 300 Million Active Monthly "In-Stream" Users, 540 Million Across Google”. 29 tháng 10 năm 2013.
  8. ^ “About Friendster”. Friendster.com. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2010.
  9. ^ “This page is temporarily unavailable”. Truy cập 4 tháng 6 năm 2014.
  10. ^ “This page is temporarily unavailable”. Truy cập 4 tháng 6 năm 2014.
  11. ^ “Flixster”. Truy cập 4 tháng 6 năm 2014.
  12. ^ “微博”. Truy cập 4 tháng 6 năm 2014.
  13. ^ “Step back in time”. Truy cập 4 tháng 6 năm 2014.
  14. ^ Bebo in the News
  15. ^ Keep orkut beautiful Lưu trữ 2008-03-15 tại Wayback Machine. Orkut - About. Truy cập 15 tháng 8 năm 2010.
  16. ^ “A propos de Netlog”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2008. Truy cập 4 tháng 6 năm 2014.
  17. ^ “Twitter snags over 100 million users, eyes money-making”. The Economic Times. ngày 15 tháng 4 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2010.
  18. ^ “Sao Việt mượn đủ thứ để đánh bóng tên tuổi”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2013.
  19. ^ http://vsao.vn/2013/10/lat-tay-tro-danh-bong-ten-tuoi-cua-sao.html Lưu trữ 2013-11-09 tại Wayback Machine
  20. ^ “Sốc với chiêu đánh bóng tên tuổi của những người mẫu trẻ!”. Người Lao động. Truy cập 4 tháng 6 năm 2014.
  21. ^ “Chiêu trò trong showbiz Việt: 'Đường dài mới biết ngựa hay'. Zing.vn. 27 tháng 7 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2013. Truy cập 4 tháng 6 năm 2014.
  22. ^ “Long Nhật và những chiêu trò 'câu khách'. Báo Điện tử Tiền Phong. Truy cập 4 tháng 6 năm 2014.

Xem thêm

sửa