[go: up one dir, main page]
More Web Proxy on the site http://driver.im/Bước tới nội dung

VTV5

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
VTV5
Quốc giaViệt Nam
Khu vực
phát sóng
Việt Nam
Trụ sở43 Nguyễn Chí Thanh, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Chương trình
Ngôn ngữTiếng Việt và ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số
Định dạng hình1080i HDTV
Sở hữu
Chủ sở hữuĐài Truyền hình Việt Nam
Kênh liên quanVTV1, VTV2, VTV3, VTV4, VTV5, VTV5 Tây Nguyên, VTV5 Tây Nam Bộ, VTV7, VTV8, VTV9, VTV Cần Thơ
Lịch sử
Lên sóng10 tháng 2 năm 2002; 22 năm trước (2002-02-10)
1 tháng 1 năm 2004; 20 năm trước (2004-01-01)
Liên kết ngoài
Websitevtv.vn
vtv5.vtv.vn
Có sẵn
Mặt đất
DVB-T2Toàn quốc, thay đổi theo khu vực
Thaicom 64034 H 19200
Trực tuyến
VTVGoXem trực tiếp
VTV.vnXem trực tiếp
FPT PlayXem trực tiếp

VTV5kênh truyền hình tiếng dân tộc của Đài Truyền hình Việt Nam, có nhiệm vụ truyền tải các thông tin, chính sách của ĐảngNhà nước tới cộng đồng các dân tộc thiểu số. Nội dung chính của kênh bao gồm các chương trình thời sự, các chương trình tiếng dân tộc thiểu số có phụ đề tiếng Việt, các chương trình văn hóa, giáo dục, giải trítruyền hình trực tiếp các sự kiện văn hóa, thể thao, các sự kiện quan trọng của cộng đồng các dân tộc thiểu số, do Ban Truyền hình tiếng dân tộc chỉ đạo sản xuất.

VTV5 được truyền dẫn khắp cả nước trên hạ tầng truyền hình cáp và một số mạng truyền hình trả tiền khác. Kênh cũng được truyền dẫn miễn phí trên hạ tầng truyền hình kỹ thuật số mặt đất.

Biểu trưng kênh VTV5 HD (01/07/2015 - 31/12/2019; 07/01/2020 - 31/10/2022)

Ngày 1 tháng 7 năm 2015, kênh VTV5 được phát sóng với chuẩn hình ảnh độ nét cao duy nhất trên hệ thống của Truyền hình Cáp Việt Nam. Sau năm 2016, Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng quảng bá phiên bản VTV5 HD.[1]

Lịch sử hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]

08:00 ngày 10 tháng 2 năm 2002, Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng thử nghiệm kênh VTV5 nhằm phục vụ cộng đồng các dân tộc thiểu số, với thời lượng phát sóng từ 08:00–10:00 hàng ngày. Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên có một kênh truyền hình chuyên biệt dành cho người dân tộc thiểu số trên truyền hình ở Việt Nam.[2] Kênh được phát chung với băng tần của kênh VTV4 từ 00:00–08:00 và VTV2 từ 10:00–23:00 trên vệ tinh Measat 1.[3]

Ngày 1 tháng 1 năm 2004, kênh được tách riêng trên vệ tinh và phát sóng quảng bá chính thức.[4] Sau đó là quãng thời gian VTV5 liên tục tăng thời lượng phát sóng và nội dung chương trình: năm 2004 phát sóng 8 giờ/ngày với 7 thứ tiếng, năm 2005 phát sóng 10 giờ/ngày với 10 thứ tiếng, năm 2006 là 12 giờ/ngày và 13 thứ tiếng.[5] Từ năm 2010, kênh được phát sóng với thời lượng 24/7.[6]

Ngày 1 tháng 7 năm 2015, kênh VTV5 HD bắt đầu được phát sóng trên hệ thống của VTVCab. Năm 2016, VTV5 cho ra mắt hai phiên bản khu vực của kênh bao gồm VTV5 Tây Nam BộVTV5 Tây Nguyên.

Từ ngày 19 tháng 3 đến ngày 30 tháng 4 năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, kênh VTV5 cùng với các kênh khu vực tạm thời hạ thời lượng phát sóng từ 05:00–24:00. Tất cả các kênh VTV5 sau đó đã được phát sóng 24/7 trở lại kể từ ngày 1 tháng 5 năm 2020.

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Nội dung chính của kênh VTV5 bao gồm các chương trình thời sự, một số chương trình tiếng dân tộc thiểu số có phụ đề tiếng Việt, một số chương trình văn hoá và giáo dục, giải trí và tường thuật trực tiếp một số sự kiện văn hóa lớn, quan trọng của đồng bào các dân tộc thiểu số, do Ban Truyền hình tiếng dân tộc sản xuất. Ngoài các chương trình được khai thác từ các kênh truyền hình khác của Đài Truyền hình Việt Nam, kênh cũng có các chương trình do các đài truyền hình địa phương sản xuất và gửi về.[5]

Bên cạnh nội dung chính dành cho dân tộc thiểu số, kênh cũng được biết đến là một trong số những kênh tham gia tường thuật trực tiếp một số sự kiện thể thao trong nước và quốc tế. Từ ngày 10 tháng 10 năm 2022 đến nay, sau khi kênh VTV6 ngừng phát sóng, kênh được lựa chọn là kênh tường thuật trực tiếp chính các sự kiện thể thao mà VTV có bản quyền phát sóng, trong đó có V.League, World Cup, UEFA Euro, AFC Asian Cup, AFF Cup, SEA Games, các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, VTV Cup... nhằm phục vụ nhu cầu của khán giả cả nước.

Thời lượng phát sóng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 10 tháng 2, 2002 - 31 tháng 12, 2003: 08:00–10:00; 23:00–24:00 hàng ngày.
  • 1 tháng 1, 2004 - 31 tháng 12, 2004: 8 giờ/ngày.[7]
  • 1 tháng 1, 2005 - 31 tháng 12, 2005: 10 giờ/ngày.[5]
  • 1 tháng 1, 2006 - 31 tháng 12, 2006: 12 giờ/ngày.[7]
  • 1 tháng 1, 2007 - 31 tháng 12, 2007: 14 giờ/ngày.[8]
  • 1 tháng 1, 2008 - 31 tháng 12, 2008: 16 giờ/ngày.[8]
  • 1 tháng 1, 2009 - 31 tháng 12, 2009 và 19 tháng 3, 2020 - 30 tháng 4, 2020: 05:00–24:00 hàng ngày.
  • 1 tháng 1, 2010 - 18 tháng 3, 2020 và 1 tháng 5, 2020 - nay: 24 giờ/ngày.

Hệ thống các kênh VTV5

[sửa | sửa mã nguồn]

VTV5 Quốc gia[a]

[sửa | sửa mã nguồn]

Kênh VTV5 được phát sóng từ ngày 10 tháng 2 năm 2002, ban đầu chỉ phát sóng các chương trình tiếng dân tộc thiểu số, bao gồm cả những chương trình tiếng dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Năm 2008, kênh bắt đầu sản xuất các chương trình bằng tiếng phổ thông với bản tin Thời sự.[9] Từ năm 2016, với việc ra đời các kênh VTV5 khu vực, VTV5 dành thêm nhiều thời lượng phát sóng các chương trình tiếng Việt.

Các chương trình tiếng dân tộc thiểu số hiện đang phát trên kênh này gồm 8 thứ tiếng: tiếng Mông, tiếng Thái, tiếng Dao, tiếng Tày-Nùng, tiếng Mường, tiếng Sán Chay, tiếng Bru-Vân Kiềutiếng Hoa. Các chương trình tiếng dân tộc thiểu số được phát sóng từ 05:00 đến 07:30 và từ 13:30 đến 15:30, thời lượng còn lại phát sóng các chương trình tiếng Việt. Bên cạnh là cầu nối cho đồng bào các dân tộc thiểu số, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng đến với người dân, kênh cũng được huy động để truyền hình trực tiếp nhiều sự kiện khác, đặc biệt là một số sự kiện thể thao.

Kênh VTV5 Tây Nam Bộ đươc ra mắt từ 00:00 ngày 1 tháng 1 năm 2016 nhằm phục vụ cộng đồng người dân tộc Khmer, sau khi kênh VTV Cần Thơ 2 ngừng phát sóng theo Đề án Quy hoạch báo chí quốc gia. Các chương trình tiếng Khmer được phát sóng từ 05:30 đến 07:30 và từ 13:30 đến 18:30, thời lượng còn lại phát sóng các chương trình tiếng Việt. Kênh đóng vai trò cầu nối giữa ĐảngNhà nước với người dân Khmer ở Nam Bộ, đồng thời kênh còn được huy động truyền hình trực tiếp một số sự kiện.

Từ ngày 13 tháng 1 năm 2021, kênh VTV5 Tây Nam Bộ chính thức lên sóng phiên bản độ nét cao trên hạ tầng truyền hình số mặt đất ở toàn bộ lãnh thổ các tỉnh, thành phố trực thuộc khu vực Nam Bộ và khắp cả nước.

Kênh VTV5 Tây Nguyên lên sóng chính thức từ 16:30 ngày 17 tháng 10 năm 2016 nhằm phục vụ cộng đồng các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên, Nam Trung Bộ. Các chương trình tiếng dân tộc thiểu số được phát sóng từ 05:00 đến 07:30 và từ 13:30 đến 15:30, thời lượng còn lại phát sóng các chương trình tiếng Việt. Bên cạnh là cầu nối cho đồng bào các dân tộc vùng Tây NguyênNam Trung Bộ, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng đến với người dân, đồn thời kênh còn được huy động để truyền hình trực tiếp nhiều sự kiện khác.

Hiện tại, kênh đang phát sóng các chương trình tiếng dân tộc thiểu số với 13 thứ tiếng bao gồm: tiếng Ê Đê, tiếng Ba Na, tiếng Gia Rai, tiếng M'Nông, tiếng K'Ho, tiếng Giẻ-Triêng, tiếng Xơ Đăng, tiếng Chu Ru, tiếng Raglai, tiếng Chăm, tiếng Cơ Tu, tiếng H'rêtiếng Stiêng.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tên gọi không chính thức, dùng để phân biệt giữa kênh VTV5 với các kênh VTV5 Tây Nam Bộ, VTV5 Tây Nguyên.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “6 kênh quảng bá VTV phát sóng chuẩn HD”.
  2. ^ VTV, BAO DIEN TU (11 tháng 2 năm 2012). “VTV5 - 10 năm đồng hành cùng đồng bào dân tộc”. BAO DIEN TU VTV. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2023.
  3. ^ “Measat 1 (091.5)”. satcodx3.com (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 11 năm 2002. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2023.
  4. ^ “Để tạo sự bứt phá kênh VTV5”.
  5. ^ a b c Thùy Uyên. “VTV5 - Người bạn tin cậy của đồng bào dân tộc”. VTV.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2007.
  6. ^ VTV, BAO DIEN TU (21 tháng 12 năm 2010). “Trăn trở với truyền hình tiếng dân tộc”. BAO DIEN TU VTV. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2023.
  7. ^ a b Nhịp cầu VTV (28 tháng 8 năm 2007). "Truyền hình tiếng dân tộc": Điểm hẹn các dân tộc Việt Nam”. VTV.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 8 năm 2007.
  8. ^ a b Nguyễn Đức (19 tháng 12 năm 2008). “VTV5 tổng kết công tác năm 2008 và phương hướng hoạt động 2009: "VTV5 đã tiến những bước rất dài". VTV.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2009.
  9. ^ ONLINE, TUOI TRE (27 tháng 1 năm 2022). “20 năm chương trình Tiếng Dân tộc đầu tiên lên sóng Truyền hình Việt Nam”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2023.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]