[go: up one dir, main page]
More Web Proxy on the site http://driver.im/Bước tới nội dung

Tế bào Schwann

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tế bào Schwann
HTKNB có tế bào vệ tinh và tế bào Schwann.
Định danh
MeSHD012583
FMA62121
Thuật ngữ giải phẫu thần kinh

Tế bào Schwann (được đặt tên theo nhà sinh lý học người Đức Theodor Schwann) hay còn gọi là neurolemmocyte, là loại tế bào thần kinh đệm chính của Hệ thần kinh ngoại biên (HTKNB). Tế bào thần kinh đệm hoạt động nhằm hỗ trợ nơron và trong HTKNB, cũng đồng thời bao gồm tế bào vệ tinh, olfactory ensheathing cell, tế bào thần kinh đệm enteric và tế bào thần kinh đệm nằm ở đầu cuối dây thần kinh cảm giác, ví dụ như tiểu thể pacini. Có hai loại tế bào Schwann là tế bào Schwann có bọc myelin và không bọc myelin.[1] Tế bào Schwann có bọc myelin bao bọc xung quanh các sợi trục của nơ-ron vận động và cảm giác để hình thành nên bao myelin.

Trong quá trình phát triển của HTKNB, các cơ chế điều chỉnh của việc bọc myelin bị kiểm soát bởi các tương tác nạp trước bởi các gien cụ thể, ảnh hưởng đến các tầng phiên mã và hình thành nên hình thái học của các sợi thần kinh có bọc myelin.[2]

Tế bào Schwann tham gia và nhiều khía cạnh quan trọng của sinh học dây thần kinh ngoại biên—việc dẫn truyền điện thế hoạt động dọc theo sợi trục, phát triển và phục hồi dây thần kinh, hỗ trợ dinh dưỡng cho nơron, sản xuất chất nền ngoại bào dây thần kinh, điều biến hoạt động synap thần kinh cơ, và sự hiện diện của kháng nguyên đối với tế bào T.

Cấu trúc của một nơron điển hình
Tế bào Schwann bọc xung quanh một sợi trục

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bhatheja, K; Field, J (2006). “Schwann cells: origins and role in axonal maintenance and regeneration”. The International Journal of Biochemistry & Cell Biology. 38 (12): 1995–9. doi:10.1016/j.biocel.2006.05.007. PMID 16807057.
  2. ^ Topilko, Piotr; Schneider-Maunoury, Sylvie; Levi, Giovanni; Baron-Van Evercooren, Anne; Chennoufi, Amina Ben Younes; Seitanidou, Tania; Babinet, Charles; Charnay, Patrick (ngày 27 tháng 10 năm 1994). “Krox-20 controls myelination in the peripheral nervous system”. Nature (bằng tiếng Anh). 371 (6500): 796–799. doi:10.1038/371796a0. PMID 7935840.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]