[go: up one dir, main page]
More Web Proxy on the site http://driver.im/Bước tới nội dung

NGC 185

Tọa độ: Sky map 00h 38m 58.0s, +48° 20′ 15″
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
NGC 185
NGC 185 chụp bởi Kính thiên văn James Gregory
Dữ liệu quan sát (Kỷ nguyên J2000.0[1])
Chòm saoTiên Hậu
Xích kinh00h 38m 57.970s[1]
Xích vĩ+48° 20′ 14.56″[1]
Dịch chuyển đỏ-202 ± 3 km/s[2]
Khoảng cách2.05 ± 0.13 Mly (630 ± 40 kpc)[3][4][5][a]
Cấp sao biểu kiến (V)10.1[2]
Đặc tính
KiểudSph/dE3,[2] Sy2 [1]
Kích thước biểu kiến (V)11′.7 × 10′.0[2]
Đặc trưng đáng chú ýThiên hà vệ tinh của
Thiên hà Tiên Nữ
Tên gọi khác
UGC 396,[2] PGC 2329,[2] LEDA 2329,[1] Caldwell 18

NGC 185 (hay tên khác là Caldwell 18) là tên của một thiên hà lùn hình cầu nằm trong chòm sao Tiên Hậu. Khoảng cách của nó với Trái Đất là xấp xỉ khoảng 2,08 triệu năm ánh sáng. NGC 185 là thành viên của nhóm Địa phương và là một thiên hà vệ tinh của thiên hà Tiên Nữ (Messier 31)[6]. Vào ngày 30 tháng 11 năm 1787, nhà thiên văn học người Anh gốc Đức William Herschel phát hiện và biên mục nó là "H II.707".[6]

Vào năm 1833, nhà thiên văn học người Anh John Herschel đã quan sát được nó thêm một lần nữa và biên mục nó là "h 35" và sau đó năm 1864, ông ấy đã biên mục nó là "GC 90" trong General Catalogue of Nebulae and Clusters (danh sách chung của các tinh vân và cụm sao)[6]. Ảnh của NGC 185 được chụp trong khoảng thời gian giữa 1898 và 1900 bởi nhà thiên văn học người James Edward Keeler bởi kính thiên văn Crossley của trạm quan sát Lick.[6]

NGC 185 có chứa những cụm sao trẻ và quá trình hình thành sao ở tỉ lệ thấp mãi cho đến quá khứ gần đây. Điều này thì không giống với những thiên hà elip lùn khác. Nó còn có một nhân thiên hà hoạt động và được phân loại là thiên hà Seyfert loại 2[7]. Mặc dù nhận định nó là thiên hà Seyfert vẫn còn trong nghi ngờ[8]. Nếu nó là thiên hà Seyfert thì nó là thiên hà Seyfert gần Trái Đất nhất và là thiên hà Seyfert duy nhất trong nhóm Địa phương.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e “NGC 185”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2014.
  2. ^ a b c d e f “NASA/IPAC Extragalactic Database”. Results for NGC 185. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2006.
  3. ^ J. L. Tonry; A. Dressler; J. P. Blakeslee; E. A. Ajhar; và đồng nghiệp (2001). “The SBF Survey of Galaxy Distances. IV. SBF Magnitudes, Colors, and Distances”. Astrophysical Journal. 546 (2): 681–693. arXiv:astro-ph/0011223. Bibcode:2001ApJ...546..681T. doi:10.1086/318301.
  4. ^ I. D. Karachentsev; V. E. Karachentseva; W. K. Huchtmeier; D. I. Makarov (2004). “A Catalog of Neighboring Galaxies”. Astronomical Journal. 127 (4): 2031–2068. Bibcode:2004AJ....127.2031K. doi:10.1086/382905.
  5. ^ Karachentsev, I. D.; Kashibadze, O. G. (2006). “Masses of the local group and of the M81 group estimated from distortions in the local velocity field”. Astrophysics. 49 (1): 3–18. Bibcode:2006Ap.....49....3K. doi:10.1007/s10511-006-0002-6.
  6. ^ a b c d “SEDS — NGC 185”.
  7. ^ Ho, Luis C.; Filippenko, Alexei V.; Sargent, Wallace L. W. (tháng 10 năm 1997). “A Search for 'Dwarf' Seyfert Nuclei. III. Spectroscopic Parameters and Properties of the Host Galaxies”. The Astrophysical Journal Supplement Series. 112 (2): 315–390. arXiv:astro-ph/9704107. Bibcode:1997ApJS..112..315H. doi:10.1086/313041.
  8. ^ Martins, Lucimara P.; Lanfranchi, Gustavo; Goncalves, Denise R.; Magrini, Laura; Teodorescu, Ana M.; Quireza, Cintia (tháng 2 năm 2012). “The ionization mechanism of NGC 185: How to fake a Seyfert galaxy?”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 419 (4): 3159–3166. arXiv:1110.5891. Bibcode:2012MNRAS.419.3159M. doi:10.1111/j.1365-2966.2011.19954.x.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]