[go: up one dir, main page]
More Web Proxy on the site http://driver.im/Bước tới nội dung

Messier 15

Tọa độ: Sky map 21h 29m 58.38s, 12° 10′ 00.6″
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Messier 15
Deep Broadband (RGB) image of M15 from the Mount Lemmon SkyCenter
Hình ảnh dải rộng sâu (RGB) của M15 từ Mount Lemmon SkyCenter
Dữ liệu quan sát (Kỷ nguyên J2000)
Kiểu quang phổIV[1]
Chòm saoPhi Mã
Xích kinh21h 29m 58.33s[2]
Xích vĩ+12° 10′ 01.2″[2]
Khoảng cách33 kly (10 kpc)[3]
Cấp sao biểu kiến (V)+6.2
Kích thước (V)18′.0
Đặc trưng vật lý
Khối lượng56×105[4] M
Bán kính~88 ly[5]
VHB15.83
Độ kim loại = –2.37[6] dex
Tuổi dự kiến12.0 Gyr[7]
Ghi chúđỉnh trung tâm dốc
Tên gọi khácNGC 7078, GCl 120[8]
Xem thêm: Cụm sao cầu, Danh sách cụm sao cầu

Messier 15 hay M15 (còn gọi là NGC 7078) là một cụm sao cầu trong chòm sao Phi Mã (Pegasus). Nó được Jean-Dominique Maraldi phát hiện năm 1746 và được đưa vào danh lục các thiên thể giống sao chổi của Charles Messier năm 1764. Với ước tính khoảng 13,2 tỷ năm tuổi, nó là một trong những cụm sao cầu già nhất đã biết.

M15 cách Trái Đất khoảng 33.600 năm ánh sáng. Nó có cấp sao tuyệt đối là -9,2, tương ứng với độ chiếu sáng tổng cộng khoảng 360.000 lần cao hơn độ chiếu sáng của Mặt Trời. Messier 15 là một trong những cụm sao cầu tập trung dày dặc nhất đã biết trong dải Ngân Hà. Phần lõi của nó đã trải qua một sự co lại gọi là 'sụp đổ lõi' và có một chỏm mật độ trung tâm với một lượng to lớn các ngôi sao bao quanh cái có lẽ là một hố đen trung tâm[9]

Messier 15 chứa 112 sao biến quang đã biết, một lượng khá cao. Nó cũng chứa ít nhất là 8 sao xung, bao gồm 1 hệ sao neutron đôi là M15 C. Ngoài ra, M15 cũng chứa Pease 1[10], một trong số 4 tinh vân hành tinh đã biết là nằm trong phạm vi một cụm sao cầu, được phát hiện năm 1928[11].

Đối với các nhà thiên văn nghiệp dư thì Messier 15 xuất hiện như một ngôi sao mờ nhạt trong các kính viễn vọng nhỏ nhất. Các kính viễn vọng trung bình và lớn (ít nhất 6 in./150 mm đường kính) sẽ có khả năng phân giải các ngôi sao riêng lẻ, với các ngôi sao sáng nhất có cấp sao biểu kiến khoảng +12,6.

Thư viện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Shapley, Harlow; Sawyer, Helen B. (tháng 8 năm 1927). “A Classification of Globular Clusters”. Harvard College Observatory Bulletin. 849 (849): 11–14. Bibcode:1927BHarO.849...11S.
  2. ^ a b Goldsbury, Ryan; và đồng nghiệp (tháng 12 năm 2010). “The ACS Survey of Galactic Globular Clusters. X. New Determinations of Centers for 65 Clusters”. The Astronomical Journal. 140 (6): 1830–1837. arXiv:1008.2755. Bibcode:2010AJ....140.1830G. doi:10.1088/0004-6256/140/6/1830.
  3. ^ Hessels, J. W. T.; và đồng nghiệp (tháng 11 năm 2007). “A 1.4 GHz Arecibo Survey for Pulsars in Globular Clusters”. The Astrophysical Journal. 670 (1): 363–378. arXiv:0707.1602. Bibcode:2007ApJ...670..363H. doi:10.1086/521780.
  4. ^ Marks, Michael; Kroupa, Pavel (tháng 8 năm 2010). “Initial conditions for globular clusters and assembly of the old globular cluster population of the Milky Way”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 406 (3): 2000–2012. arXiv:1004.2255. Bibcode:2010MNRAS.406.2000M. doi:10.1111/j.1365-2966.2010.16813.x. Mass is from MPD on Table 1.
  5. ^ khoảng cách × sin (góc đường kính 2) = 88 ly bán kính
  6. ^ Boyles, J.; và đồng nghiệp (tháng 11 năm 2011). “Young Radio Pulsars in Galactic Globular Clusters”. The Astrophysical Journal. 742 (1): 51. arXiv:1108.4402. Bibcode:2011ApJ...742...51B. doi:10.1088/0004-637X/742/1/51.
  7. ^ Koleva, M.; và đồng nghiệp (tháng 4 năm 2008). “Spectroscopic ages and metallicities of stellar populations: validation of full spectrum fitting”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 385 (4): 1998–2010. arXiv:0801.0871. Bibcode:2008MNRAS.385.1998K. doi:10.1111/j.1365-2966.2008.12908.x.
  8. ^ “M 15”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2006.
  9. ^ Gerssen J; van der Marel R P; Gebhardt K; Guhathakurta P; Peterson R C; Pryor C (tháng 1 năm 2003). Hubble Space Telescope Evidence for an Intermediate-Mass Black Hole in the Globular Cluster M15. II. Kinematic Analysis and Dynamical Modeling”. The Astronomical Journal. 125: 376–377. doi:10.1086/345574.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)[liên kết hỏng]
  10. ^ Cohen J. G.; Gillett F. C. (ngày 15 tháng 11 năm 1989). “The peculiar planetary nebula in M22”. Astrophysical Journal, Phần 1 (ISSN 0004-637X), Nghiên cứu được Viện Công nghệ California hỗ trợ. 346: 803–807. doi:10.1086/168061.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  11. ^ www.seds.org

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]