[go: up one dir, main page]
More Web Proxy on the site http://driver.im/Bước tới nội dung

Degtyarov DP

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Degtyarov DP
DP-27
LoạiSúng máy hạng nhẹ
Nơi chế tạo Liên Xô
Lược sử hoạt động
Phục vụ1928 - Nay
Sử dụng bởiXem các nước sử dụng
  •  Liên Xô
  •  Belarus
  •  Kazakhstan
  •  Mông Cổ
  •  Lào
  •  România
  •  Mozambique
  •  Grenada
  •  Comoros
  •  Nam Sudan
  •  Hàn QuốcTịch thu của Bắc Triều Tiên
  •  Trung Quốc
  •  Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều TiênĐược Liên Xô viện trợ rất nhiều để phục vụ vào Chiến tranh Triều Tiên Giải phóng thống nhất đất nước trên Bán đảo Triều Tiên
  •  Cuba
  •  Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
  •  Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
  •  Việt Nam
  • Trận
  • Nội chiến Tây Ban Nha
  • Cuộc chiến mùa Đông
  • Chiến tranh thế giới thứ hai
  • Chiến tranh Triều Tiên
  • Nội chiến Trung Quốc
  • Chiến tranh Việt Nam
  • Nội chiến Campuchia
  • Chiến dịch phản công biên giới Tây - Nam Việt Nam
  • Nội chiến Libya 2011
  • Lược sử chế tạo
    Người thiết kếVasily Degtyaryov
    Năm thiết kế1927
    Số lượng chế tạo795.000
    Các biến thểDP, DPT, DPM, DPA, DTM-4, RP-46, Type 53
    Thông số
    Khối lượng9,12 kg
    Chiều dàiDP, DPM - 1270 mm
    RP-46 - 1272 mm
    Độ dài nòngDP, DPM - 604 mm
    RP-46 - 605 mm

    Đạn7.62×54mmR
    Cơ cấu hoạt độngNạp đạn bằng khí nén
    Tốc độ bắn
  • 500-600 viên/phút
  • 2400 viên/phút (DTM-4)
  • Sơ tốc đầu nòng840 m/s
    Tầm bắn hiệu quả~800 m
    Chế độ nạp
  • Hộp đạn dạng đĩa 47 viên
  • Dây đạn (RP-46)
  • Hộp đạn rời gắn 30 viên gắn phía trên (PD-36 và DTM-4)
  • Ngắm bắnĐiểm ruồi và thước ngắm

    Degtyarov DP (tiếng Nga:Пулемёт Дегтярёвa Пехотный, Pulemyot Degtyaryova Pekhotny) hay còn gọi là DP-27 là loại súng máy hạng nhẹ sử dụng loại đạn 7.62×54mmR do Vasily Alekseyevich Degtyaryov thiết kế.(Lưu ý: DP-27 chưa bao giờ được gọi là DP-28, DP-28 chỉ là tên hư cấu được dùng trong các trò chơi điện tử)

    Thiết kế

    [sửa | sửa mã nguồn]

    Degtyarov DP-27 rất rẻ và dễ chế tạo. Nó chỉ có khoảng 62 chi tiết khác nhau. Một thợ cơ khí không chuyên nghiệp cũng có thể lắp ráp được súng một cách đơn giản và dễ dàng. Khẩu súng này có thể chiến đấu tốt trong điều kiện có nhiều bùn đất. Bằng chứng là, trong một cuộc thử nghiệm thì súng đã bị ngâm trong một thùng chứa "hỗn hợp" bùn lỏng và cát một thời gian rồi được nhấc ra để bắn thử. Và kết quả thật bất ngờ: khẩu súng bắn không nghỉ hết 511 viên đạn mới dừng lại vì bị quá nhiệt (bỏ qua thời gian lúc thay hộp tiếp đạn mới). Trong Thế chiến thứ hai, lính Liên Xô hay nói đùa với nhau rằng: "Nếu anh muốn khẩu súng này phát huy tối đa khả năng chiến đấu thì bước đầu tiên anh cần phải làm là ngâm nó vào cát và bùn lỏng"

    Nhược điểm của DP là chân chống chữ V của nó khá yếu không thể chịu được áp lực cao và dễ bị gãy nếu va đập mạnh. Ngoài ra hộp đạn đạn dạng đĩa 47 viên của nó mất nhiều thời gian để gắn đạn vào, cũng như không bắn liên tục được lâu như các loại súng máy dùng dây đạn, nhưng chính việc này làm giảm khả năng nòng súng bị quá nhiệt.[cần dẫn nguồn]

    Sử dụng

    [sửa | sửa mã nguồn]

    DP-27 là loại súng có tiếng tăm trong hệ thống vũ khí hạng nhẹ hỗ trợ bộ binh. Những năm 1950, DP-27 tiếp tục được bổ sung vào quân đội Liên Xô, nhưng sau đó nó đã bị dần thay thế bởi các khẩu RPD và sau đó bị thay thế hoàn toàn khi các khẩu súng máy đa chức năng PK xuất hiện. Tuy nhiên, Liên Xô đã viện trợ hoặc bán một số lượng lớn loại súng này cho các đồng minh thay vì mang đi tái chế và nó đã chiến đấu trong nhiều cuộc chiến tranh khác nhau.[cần dẫn nguồn]

    Một số khẩu mà Phần Lan thu được trong cuộc chiến mùa Đông đã được mang đi nghiên cứu và chế tạo thay thế cho khẩu Lahti-Saloranta M/26. Những khẩu DP-27 bị Phần Lan sao chép bất hợp pháp này được lính Phần Lan đặt cho biệt danh là "Emma". Vào năm 1944, quân đội Phần Lan đã chế tạo được khoảng 3.400 khẩu Lahti-Saloranta và 9.000 khẩu "Emma".[cần dẫn nguồn]

    Hiện nay, biến thể RP-46 của nó hiện vẫn được sử dụng ở nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có Việt Nam.[cần dẫn nguồn]

    Các nước sử dụng

    [sửa | sửa mã nguồn]

    Tham khảo

    [sửa | sửa mã nguồn]

    Liên kết ngoài

    [sửa | sửa mã nguồn]