[go: up one dir, main page]
More Web Proxy on the site http://driver.im/Bước tới nội dung

Clinton Davisson

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Clinton Joseph Davisson)
Clinton Davisson
Davisson
Sinh(1881-10-22)22 tháng 10, 1881
Bloomington, Illinois, Hoa Kỳ
Mất1 tháng 2, 1958(1958-02-01) (76 tuổi)
Charlottesville, Virginia, Hoa Kỳ
Quốc tịchHoa Kỳ
Trường lớpĐại học Chicago
Đại học Princeton
Nổi tiếng vìNhiễu xạ điện tử
Giải thưởngGiải Vật lý Comstock (1928)[1]
Huy chương Elliott Cresson (1931)
Giải Nobel Vật lý (1937)
Sự nghiệp khoa học
NgànhVật lý học
Nơi công tácĐại học Princeton
Học viện Công nghệ Carnegie
Bell Labs
Người hướng dẫn luận án tiến sĩOwen Willans Richardson
Ảnh hưởng tớiJoseph A. Becker
William Shockley

Clinton Joseph Davisson (22.10.1881 – 1.2.1958), là nhà vật lý người Mỹ đã đoạt Giải Nobel Vật lý năm 1937 cho công trình phát hiện nhiễu xạ điện tử Davisson được trao giải Nobel này chung với George Paget Thomson, người cũng phát hiện ra nhiễu xạ điện tử cách độc lập vào khoảng cùng thời điểm như Davisson.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời trẻ

[sửa | sửa mã nguồn]

Davisson sinh tại Bloomington, Illinois. Ông tốt nghiệp trung học ở trường "Bloomington High School" năm 1902, sau đó được một học bổng vào học ở Đại học Chicago. Do sự tiến cử của Robert A. Millikan, năm 1905 Davisson được Đại học Princeton thuê làm trợ giáo (instructor) môn Vật lý học. Ông đậu bằng cử nhân khoa học ở Đại học Chicago năm 1908, chủ yếu bằng cách học trong các mùa hè. Khi dạy ở Đại học Princeton, ông làm luận án tiến sĩ dưới sự hướng dẫn của Owen Willans Richardson và đậu bằng tiến sĩ vật lý ở Đại học Princeton năm 1911.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Davisson sau đó được bổ nhiệm làm giáo sư phụ tá ở Học viện Công nghệ Carnegie. Năm 1917 ông xin nghỉ phép ở Học viện này để nghiên cứu một số công trình liên quan tới chiến tranh ở Ban Khoa học Kỹ thuật của Western Electric Company (Công ty Điện miền Tây, sau này là Bell Labs[2]). Khi chiến tranh chấm dứt, Davisson chấp nhận một vịệc làm thường trực tại Công ty Western Electric sau khi nhận được các bảo đảm quyền tự do làm nghiên cứu cơ bản của mình ở đây. Ông nhận thấy rằng trách nhiệm giảng dạy tại Học viện Công nghệ Carnegie của mình đã cản trở ông làm ciệc nghiên cứu.[3] Davisson vẫn làm việc ở Công ty Western Electric (và Bell Labs) cho tới khi nghỉ hưu năm 1946. Sau đó ông nhận làm giáo sư nghiên cứu ở Đại học Virginia cho tới khi nghỉ hưu lần thứ hai năm 1954.[3]

Nhiễu xạ điện tử và Thí nghiệm Davisson-Germer

Nhiễu xạ là một hiệu ứng đặc trưng khi một bước sóng gắn liền kẽ hở hoặc một diffraction grating[4], và kết hợp chặt chẽ với mục đích của chính chuyển động sóng đó. Trong thế kỷ 19, nhiễu xạ đã có đối với ánh sáng và những gợn sóng trên bề mặt của chất lỏng. Năm 1927, khi làm việc cho Bell Labs, Davisson và Lester Germer thực hiện một thí nghiệm cho thấy rằng các điện tử đã nhiễu xạ trên bề mặt của một tinh thể kền. Thí nghiệm Davisson-Germer nổi tiếng này đã xác nhận giả thuyết de Broglie rằng các hạt của vật chất có bản chất giống sóng, đó là một nguyên lý chính của cơ học lượng tử. Đặc biệt, sự quan sát nhiễu xạ của họ đã cho phép việc đo lường đầu tiên một bước sóng cho các điện tử. Bước sóng đo được phù hợp với phương trình của Broglie , trong đó hằng số Planckđộng lượng của điện tử.[5]

Giải thưởng và Vinh dự

[sửa | sửa mã nguồn]

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông kết hôn với Charlotte, em gái của Richardson năm 1911.[3][6]. Họ có bốn người con, trong đó có nhà vật lý Richard Davisson.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Comstock Prize in Physics”. National Academy of Sciences. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2011.
  2. ^ Phòng thí nghiệm nghiên cứu của hãng Alcatel-Lucent do người Pháp sở hữu, trước đây thuộc American Telephone & Telegraph Company (AT&T)
  3. ^ a b c Kelly, Mervin J. (1962). "Clinton Joseph Davisson," in Biographical Memoirs, Vol. XXXVI (Published for the National Academy of Sciences by Columbia University Press, New York, 1962), pp. 52-79.
  4. ^ khung lưới nhiễu xạ là một bộ phận quang học với một cấu trúc định kỳ để tách chia và nhiễu xạ ánh sáng thành nhiều chùm đi theo các hướng khác nhau
  5. ^ Davisson, Clinton (1965). “The Discovery of Electron Waves”. Nobel Lectures, Physics 1922-1941. Amsterdam: Elsevier Publishing Company. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2007.
  6. ^ Nobel Foundation (1937). “Clinton Joseph Davisson: The Nobel Prize in Physics 1937”. Les Prix Nobel. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2004. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2007.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]