Thiên Ưng (chòm sao)
Chòm sao | |
Viết tắt | Aql |
---|---|
Sở hữu cách | Aquilae[1] |
Phát âm | /ˈækwɪlə/ Áquila, occasionally /əˈkwɪlə/; genitive /ˈækwɪliː/ |
Hình tượng | Đại bàng[1] |
Xích kinh | 18h 41m 18.2958s–20h 38m 23.7231s[2] h |
Xích vĩ | 18.6882229°–−11.8664360°[2]° |
Diện tích | 652 độ vuông (thứ 22) |
Sao chính | 10[1] |
Những sao Bayer/Flamsteed | 65 |
Sao với ngoại hành tinh | 9 |
Sao sáng hơn 3,00m | 3 |
Những sao trong vòng 10,00 pc (32,62 ly) | 2 |
Sao sáng nhất | Sao Ngưu Lang (α Aql) (0,76m) |
Sao gần nhất | Sao Ngưu Lang (α Aql) (16,77 ly, 5,13 pc) |
Thiên thể Messier | 0 |
Mưa sao băng | |
Giáp với các chòm sao | |
Nhìn thấy ở vĩ độ giữa +90° và −75°. Nhìn thấy rõ nhất lúc 21:00 (9 giờ tối) vào tháng Tháng 8. |
Thiên Ưng (天鷹), còn gọi là Đại Bàng (tiếng Latinh: Aquila) là một trong 48 chòm sao Ptolemy và cũng là một trong 88 chòm sao hiện đại, nằm gần xích đạo thiên cầu. Sao sáng nhất trong chòm sao là sao Ngưu Lang (Altair), là một trong các đỉnh của Tam Giác Mùa Hè.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Chòm sao Thiên Ưng là một trong 48 chòm sao theo miêu tả của Plotemy thời Hy Lạp cổ đại. Nó cũng được nhắc tới bởi Eudoxus vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên và Aratus vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên.[3]
Nó hiện là một trong 88 chòm sao được xác định bởi Liên đoàn Thiên văn Quốc tế. Chòm sao này còn được gọi là Vultur volans (kền kền bay) bởi người La Mã. Nó thường được coi là đại diện cho con đại bàng cầm lưỡi tầm sét của thần Zeus / Jupiter trong thần thoại Hy Lạp / La Mã. Chòm sao Thiên Ưng cũng có liên quan đến con đại bàng đã bắt cóc Ganymede (có liên quan đến chòm sao Bảo Bình) lên đỉnh Olympus để làm người bưng cốc cho các vị thần.[1]
Thám hiểm
[sửa | sửa mã nguồn]Sứ mệnh Pioneer 11 của NASA đã bay qua Sao Mộc và Sao Thổ trong thập niên 1970 và sẽ đến gần sao Lambda Aquilae của chòm sao Thiên Ưng trong khoảng 4 triệu năm tới.[4]
Tên gọi
[sửa | sửa mã nguồn]Ký hiệu Bayer | Tên | Gốc | Nghĩa |
---|---|---|---|
α | Altair | Tiếng Ả Rập | đại bàng bay |
β | Alshain | Tiếng Ả Rập | chim cắt lớn |
γ | Tarazed | Tiếng Ba Tư | cán của cái cân |
ε | Deneb el Okab | Tiếng Ả Rập | cái đuôi của chim cắt lớn |
ζ | Deneb el Okab | Tiếng Ả Rập | cái đuôi của chim cắt lớn |
η | Bezek | Tiếng Hebrew | sấm sét |
θ | Tseen Foo | Tiếng phổ thông | cái bè nặng |
ι | Al Thalimain | Tiếng Ả Rập | hai con đà điểu |
λ | Al Thalimain | Tiếng Ả Rập | hai con đà điểu |
Thiên thể
[sửa | sửa mã nguồn]Sao
[sửa | sửa mã nguồn]Chòm sao Thiên Ưng nằm trong Dải Ngân Hà, bao gồm nhiều vùng sao sáng và là vị trí của nhiều tân tinh.[1]
- α Aql (sao Ngưu Lang) là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Thiên Ưng.[1] Đây là một trong ba ngôi sao của Tam Giác Mùa Hè, cùng với sao Chức Nữ và sao Thiên Tân.[5][6][7] α Aql có thị sai 0.23", là một ngôi sao dãy chính loại A với khối lượng gấp 1,8 lần Mặt Trời và độ sáng gấp 11 lần Mặt Trời.[8][9]
- β Aql (Alshain) là một ngôi sao có độ sáng là 3,71, cách Trái Đất 45 năm ánh sáng. Ngôi sao chính là một sao gần mức khổng lồ loại G với quang phổ G9.5 IV và ngôi sao thứ hai là một sao lùn đỏ.[10][11] Ngôi sao chính có bán kính gấp ba lần và độ sáng gấp sáu lần Mặt Trời.[12]
- γ Aql (Tarazed) là một ngôi sao khổng lồ cam có độ sáng khoảng 2,7,[13] cách Trái Đất 460 năm ánh sáng. Đây là ngôi sao sáng thứ hai trong chòm sao này và là một sao biến quang chưa được xác nhận.[14]
- η Aql là một sao siêu khổng lồ màu trắng vàng, cách Trái Đất 1200 năm ánh sáng. Trong số các sao biến quang Cepheid sáng nhất, nó có cấp sao tối thiểu là 4,4 và cấp sao tối đa là 3,5 với chu kỳ 7,177 ngày.[1] Sự biến quang ban đầu được Edward Pigott quan sát thấy vào năm 1784.[15] Ngoài ra còn có hai ngôi sao đồng hành quay quanh sao siêu khổng lồ: một ngôi sao dãy chính loại B[16] và một ngôi sao dãy chính loại F.[17]
- 15 Aql là một sao đôi quang học. Ngôi sao chính là một sao khổng lồ cam có cấp sao 5,41 và quang phổ K1 III,[18][19] cách Trái Đất 325 năm ánh sáng. 15 Aql có thể được quan sát dễ dàng qua các kính thiên văn nghiệp dư nhỏ.[1]
- ρ Aql đi qua biên giới chòm sao Hải Đồn vào năm 1992,[20][21] và là một ngôi sao loại A có độ kim loại thấp hơn Mặt Trời.[22]
Tân tinh
[sửa | sửa mã nguồn]Một tân tinh đã được quan sát thấy trong chòm sao Thiên Ưng vào năm 1918 (Nova Aquilae 1918) và sáng hơn cả sao Ngưu Lang, ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Thiên Ưng, trong một thời gian ngắn. Nó được Zygmunt Laskowski quan sát lần đầu tiên[23] và được xác nhận vào đêm ngày 8 tháng 6 năm 1918.[24] Nova Aquilae 1918 đạt cấp sao biểu kiến cực đại là −0,5 và là tân tinh sáng nhất được ghi nhận kể từ khi phát minh ra kính viễn vọng.[25]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d e f g h Ridpath 2001, tr. 80–82
- ^ a b “Aquila, constellation boundary”. The Constellations. International Astronomical Union. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2014.
- ^ Chisholm 1911.
- ^ “Hardware, Leaving the Solar System:Where are they now?”, DK Eyewitness Space Encyclopedia
- ^ NAME ALTAIR -- Variable Star of delta Sct type, database entry, SIMBAD. Accessed on line November 25, 2008.
- ^ Altair, entry, The Internet Encyclopedia of Science, David Darling. Accessed on line November 25, 2008.
- ^ Summer Triangle, entry, The Internet Encyclopedia of Science, David Darling. Accessed on line November 26, 2008.
- ^ Monnier, J. D.; Zhao, M; Pedretti, E; Thureau, N; Ireland, M; Muirhead, P; Berger, J. P.; Millan-Gabet, R; Van Belle, G; Ten Brummelaar, T; McAlister, H; Ridgway, S; Turner, N; Sturmann, L; Sturmann, J; Berger, D (2007). “Imaging the surface of Altair”. Science. 317 (5836): 342–345. arXiv:0706.0867. Bibcode:2007Sci...317..342M. doi:10.1126/science.1143205. PMID 17540860. S2CID 4615273. See second column of Table 1 for stellar parameters.Quản lý CS1: postscript (liên kết)
- ^ Peterson, D. M.; Hummel, C. A.; Pauls, T. A.; và đồng nghiệp (2006). “Resolving the Effects of Rotation in Altair with Long‐Baseline Interferometry”. The Astrophysical Journal. 636 (2): 1087–1097. arXiv:astro-ph/0509236. Bibcode:2006ApJ...636.1087P. doi:10.1086/497981. S2CID 18683397. See Table 2 for stellar parameters.
- ^ Gray, R. O.; và đồng nghiệp (tháng 7 năm 2006), “Contributions to the Nearby Stars (NStars) Project: spectroscopy of stars earlier than M0 within 40 pc-The Southern Sample”, The Astronomical Journal, 132 (1): 161–170, arXiv:astro-ph/0603770, Bibcode:2006AJ....132..161G, doi:10.1086/504637, S2CID 119476992.
- ^ Montes, D.; và đồng nghiệp (tháng 9 năm 2018), “Calibrating the metallicity of M dwarfs in wide physical binaries with F-, G-, and K-primaries - I: High-resolution spectroscopy with HERMES: stellar parameters, abundances, and kinematics”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 479 (1): 1332–1382, arXiv:1805.05394, Bibcode:2018MNRAS.479.1332M, doi:10.1093/mnras/sty1295.
- ^ Rains, Adam D.; và đồng nghiệp (tháng 4 năm 2020), “Precision angular diameters for 16 southern stars with VLTI/PIONIER”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 493 (2): 2377–2394, arXiv:2004.02343, Bibcode:2020MNRAS.493.2377R, doi:10.1093/mnras/staa282, S2CID 214802418
- ^ Cousins, A. W. J. (1984), “Standardization of Broadband Photometry of Equatorial Standards”, South African Astronomical Observatory Circulars, 8: 59, Bibcode:1984SAAOC...8...59C
- ^ Kornilov, V. G.; Volkov, I. M.; Zakharov, A. I.; Kozyreva, V. S.; Kornilova, L. N.; Krutyakov, A. N.; Krylov, A. V.; Kusakin, A. V.; Leont'Ev, S. E.; Mironov, A. V.; Moshkalev, V. G.; Pogrosheva, T. M.; Sementsov, V. N.; Khaliullin, Kh. F. (1991). “Catalogue of WBVR-magnitudes of bright stars of the northern sky”. Trudy Gosudarstvennogo Astronomicheskogo Instituta. 63: 1. Bibcode:1991TrSht..63....1K.
- ^ Pigott, Edward (1785). “Observations of a New Variable Star. In a Letter from Edward Pigott, Esq. to Sir H. C. Englefield, Bart. F. R. S. and A. S.”. Philosophical Transactions of the Royal Society of London. 75: 127–136. Bibcode:1785RSPT...75..127P. doi:10.1098/rstl.1785.0007. S2CID 186212958.
- ^ Remage Evans, Nancy; Bond, Howard E.; Schaefer, Gail H.; Mason, Brian D.; Karovska, Margarita; Tingle, Evan (2013). “Binary Cepheids: Separations and Mass Ratios in 5 M ⊙ Binaries”. The Astronomical Journal. 146 (4): 93. arXiv:1307.7123. Bibcode:2013AJ....146...93E. doi:10.1088/0004-6256/146/4/93. S2CID 34133110.
- ^ Gallenne, A.; Kervella, P.; Mérand, A.; Evans, N. R.; Girard, J. H. V.; Gieren, W.; Pietrzyński, G. (2014). “Searching for visual companions of close Cepheids”. Astronomy & Astrophysics. 567: A60. arXiv:1406.0493. Bibcode:2014A&A...567A..60G. doi:10.1051/0004-6361/201423872. S2CID 55702630.
- ^ Frasca, A.; và đồng nghiệp (tháng 12 năm 2009), “REM near-IR and optical photometric monitoring of pre-main sequence stars in Orion. Rotation periods and starspot parameters”, Astronomy and Astrophysics, 508 (3): 1313–1330, arXiv:0911.0760, Bibcode:2009A&A...508.1313F, doi:10.1051/0004-6361/200913327, S2CID 118361131.
- ^ Cousins, A. W. J. (1964), “Photometric Data for Stars in the Equatorial Zone (Seventh List)”, Monthly Notes of the Astronomical Society of Southern Africa, 23: 175, Bibcode:1964MNSSA..23..175C.
- ^ Patrick Moore (29 tháng 6 năm 2013). The Observer's Year: 366 Nights of the Universe. Springer Science & Business Media. tr. 132–. ISBN 978-1-4471-3613-2.
- ^ Hirshfeld, A.; và đồng nghiệp (tháng 8 năm 1992), “Book-Review - Sky Catalogue 2000.0 - V.1 - Stars to Magnitude 8.0 ED.2”, Journal of the Royal Astronomical Society of Canada, 86 (4): 221, Bibcode:1992JRASC..86..221L
- ^ Anders, F.; Khalatyan, A.; Chiappini, C.; Queiroz, A. B.; Santiago, B. X.; Jordi, C.; Girardi, L.; Brown, A. G. A.; Matijevic, G.; Monari, G.; Cantat-Gaudin, T.; Weiler, M.; Khan, S.; Miglio, A.; Carrillo, I.; Romero-Gómez, M.; Minchev, I.; de Jong, R. S.; Antoja, T.; Ramos, P.; Steinmetz, M.; Enke, H. (1 tháng 8 năm 2019), “Photo-astrometric distances, extinctions, and astrophysical parameters for Gaia DR2 stars brighter than G = 18”, Astronomy and Astrophysics, 628: A94, arXiv:1904.11302, Bibcode:2019A&A...628A..94A, doi:10.1051/0004-6361/201935765, ISSN 0004-6361, S2CID 131780028.
- ^ The Contribution of Amateurs to Astronomy, Proceedings of Colloquium 98 of the International Astronomical Union, June 20–24, 1987, page 41
- ^ Mobberley, Martin (2009). Cataclysmic Cosmic Events and How to Observe Them. Springer. tr. 46. ISBN 978-0-387-79946-9.
- ^ Johnson, Christopher B.; Schaefer, Bradley E.; Kroll , Peter; Henden, Arne A. (2013). “Nova Aquilae 1918 (V603 Aql) Faded by 0.44 mag/century from 1938-2013”. The Astrophysical Journal. 780 (2): L25. arXiv:1310.6802. Bibcode:2014ApJ...780L..25J. doi:10.1088/2041-8205/780/2/L25. S2CID 118403602.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Ian Ridpath and Wil Tirion (2007). Stars and Planets Guide, Collins, London. ISBN 978-0007251209. Princeton University Press, Princeton. ISBN 978-0691135564.
- NightSkyInfo.com: Constellation Aquila
- Star Tales – Aquila
- The Deep Photographic Guide to the Constellations: Aquila
- WIKISKY.ORG: Aquila constellation