[go: up one dir, main page]
More Web Proxy on the site http://driver.im/Bước tới nội dung

Kunashir

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Đảo Kunashir)
Thực thể địa lý tranh chấp
Kunashir
Tên bản địa Kunashiri (Tiếng Ainu):
Tên khác: tiếng Nhật: 国後島; tiếng Nga: Кунаши́р
Bờ biển Kunashir trong bức ảnh Tổng thống Nga Dmitry Medvedev chụp tháng 11/2010.
Địa lý
Kunashir trên bản đồ Nga
Kunashir
Kunashir Island

Kunashir trên bản đồ Nhật Bản
Kunashir
Kunashir Island (off the bờ biển của Hokkaidō)
Vị tríBiển Okhotsk
Tọa độ44°07′B 145°51′Đ / 44,117°B 145,85°Đ / 44.117; 145.850
Quần đảoQuần đảo Kuril
Diện tích1.490 kilômét vuông (370.000 mẫu Anh)
Chiều dài123 kilômét (76 mi)
Chiều rộngfrom 4 kilômét (2,5 mi) to 30 kilômét (19 mi)
Điểm cao nhấtTyatya/爺爺岳/Тятя
Độ cao cao nhất1.819 mét (5.968 ft)
Quản lý
Quốc gia quản lý Liên bang Nga
TỉnhSakhalin
Tranh chấp giữa
Quốc gia Nhật Bản
TỉnhHokkaidō
Thành phố thủ phủTokyo

Quốc gia

 Liên bang Nga
TỉnhSakhalin

Đảo Kunashir (tiếng Nga: Кунаши́р; kanji: 国後島, âm Hán Việt: Quốc Hậu đảo; romaji: Kunashiri-tō, }}, có nghĩa là Hòn đảo đen trong Tiếng Ainu, là một trong những hòn đảo cực nam của Quần đảo Kuril. Đảo do Nga kiểm soát nhưng Nhật Bản cũng tuyên bố chủ quyền (xem thêm Tranh chấp Quần đảo Kuril).

Đảo nằm giữa các eo biển Kunashir, Catherine, Izmena, và Nam Kuril. Kunashir có thể nhìn thấy được từ hòn đảo lân cận Hokkaidō của Nhật Bản qua eo biển Nemuro.

Kunashir được hình thành bởi bốn ngọn núi lửa tạo ra các hòn đảo riêng biệt nhưng dần dần nối lại với nhau bởi các khu vực trũng thấp với hồ và suối nước nóng. Tất cả các núi lửa vẫn còn hoạt động: Tyatya (1.819 m), Smirnov, Mendeleev (Ruasu-Yama), và Golovnin (Tomari-Yama)).[1]

Các hoạt động kinh tế chủ yếu là thủy sản và ngành đánh bắt cá.

Sau trận động đất năm 1994, khoảng một phần ba dân số Kunashir di cư đi nơi khác và không trở lại. Đến năm 2002, dân số của đảo là khoảng 7.800. Tổng dân số của quần đảo Kuril đang tranh chấp là khoảng 17.000.[2]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Các ngọn núi lửa
  2. ^ Yuzhno-Kurilsk Journal; Between Russia and Japan, a Pacific Tug of War — The New York Times, 2002

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]